Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Pắc: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 - 2,5%/năm

22:09, 29/10/2020

UBND huyện Krông Pắc vừa tổ chức Hội nghị đánh giá tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất giai đoạn 2021 - 2025.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện là hơn 30,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 26,4 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ các mô hình giảm nghèo bền vững ở các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn 4,1 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, chính quyền địa phương và người dân toàn huyện đã nỗ lực thực hiện các mô hình, dự án giảm nghèo bền vững như: nuôi bò cái sinh sản, nuôi dê sinh sản, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo… Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm bình quân hơn 3%/năm.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Cụ thể, năm 2016 toàn huyện có 8.179 hộ nghèo, chiếm 17,5% tổng số dân toàn huyện; năm 2017 toàn huyện có 6.823 hộ nghèo, chiếm 14,48%, giảm 3,02% so với năm 2016; năm 2018 có 5.557 hộ nghèo, chiếm 11,55%, giảm 3% so với năm 2017; năm 2019 có 4.246 hộ nghèo, chiếm 8,54%, giảm 3,01% so với năm 2018. Theo số liệu đánh giá mới nhất về công tác giảm nghèo, toàn huyện hiện có 2.888 hộ nghèo, chiếm 5,54%, giảm 3% so với năm 2019.

Mô hình sản xuất rau an toàn ở xã Hòa An
Sản xuất rau an toàn ở xã Hòa An

Giai đoạn 2021 - 2025 huyện Krông Pắc phấn đấu thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm từ 2 - 2,5%/năm. Các giải pháp đề ra là: tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành về lĩnh vực giảm nghèo; cấp ủy, chính quyền các cấp quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của mình và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội để thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách giảm nghèo; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp qua các lớp đào tạo, tập huấn, trong đó chú trọng tập huấn những kỹ năng về xây dựng và thực hiện chương trình, kỹ năng tuyên truyền, vận động, quy trình xây dựng dự án phát triển sản xuất…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.