Multimedia Đọc Báo in

Nông dân Cư Kuin phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa

06:09, 29/10/2020

Nhận thấy trồng cây ăn quả là hướng phát triển có thể mang lại thu nhập cao, ổn định, những năm qua Hội Nông dân huyện Cư Kuin đã triển khai nhiều biện pháp động viên, khuyến khích hội viên đầu tư phát triển loại cây trồng này, như: tạo điều kiện cho vay vốn; tổ chức tham quan các mô hình; tổ chức các lớp tập huấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất...

Nhờ vậy, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao như: sầu riêng, bơ, mít, ổi, cam, bưởi... Theo thống kê, hiện nay tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện Cư Kuin khoảng 630 ha, tăng 115 ha so với năm 2019. Nhiều hộ nông dân đã có thu nhập khá từ cây ăn quả.

Trước đây, trên diện tích 2 ha đất đồi bạc màu, gia đình ông Vương Mạnh Cường ở thôn 8, xã Ea Hu chủ yếu trồng hoa màu ngắn ngày, thu nhập không ổn định. Nhận thấy việc phát triển các loại cây trồng có múi đang cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2015 ông vay vốn đầu tư chuyển đổi sang trồng cam.

Đến nay, gia đình ông Cường có 2 ha cam với 3.500 cây năm thứ năm, vụ vừa qua ông thu gần 50 tấn, sau khi trừ chi phí lãi gần 300 triệu đồng. Theo ông Cường, để cây cam phát triển tốt, phòng chống được sâu bệnh hại cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng nghiêm nghặt quy trình chăm sóc từ làm đất, chế độ chăm bón đến việc phòng trừ sâu bệnh.

 

Anh Trần Văn Cao chăm sóc vườn cây của gia đình.
Anh Trần Văn Cao chăm sóc vườn cây của gia đình.

 

Hay gia đình anh Trần Văn Cao ở thôn 6, xã Ea Hu cũng là điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Khi 1,2 ha cà phê của gia đình trở nên già cỗi, cho năng suất thấp, anh Cao quyết định chuyển sang trồng 6 sào hồ tiêu và 6 sào cà phê ghép. Sau đó, nhận thấy tiềm năng phát triển từ cây ăn quả, anh mạnh dạn đầu tư trồng xen 50 cây cam ruột đỏ, 100 cây ổi Thái, 10 cây bưởi Diễn, 150 cây nhãn Hương Chi… Các loại cây ăn quả của gia đình anh khi đến mùa thu hoạch, được thương lái đến tận vườn thu mua. Hiện nay, mỗi năm sau khi trừ các chi phí, gia đình anh có thu nhập gần 300 triệu đồng.

Mỹ Hằng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.