Multimedia Đọc Báo in

Khai mạc Phiên chợ hàng Việt về miền núi năm 2020 tại huyện Krông Bông

21:53, 13/11/2020
Tối 13-11, tại Sân vận động huyện Krông Bông, Sở Công thương phối hợp với UBND huyện Krông Bông tổ chức Lễ khai mạc Phiên chợ hàng Việt về miền núi năm 2020.
 
Diễn ra từ ngày 13-11 đến hết 17-11, phiên chợ có sự tham gia của 12 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, với 32 gian hàng giới thiệu, bày bán các sản phẩm hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm, may mặc, sản phẩm đặc trưng của địa phương, thiết bị phục vụ nông nghiệp, giống cây trồng…
 
Các đại biểu cắt băng khai mạc phiên chợ hàng Việt về miền núi năm 2020 tại huyện Krông Bông.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Phiên chợ hàng Việt về miền núi năm 2020 tại huyện Krông Bông.
 
Phiên chợ là hoạt động nằm trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2020. Đây là hoạt động thiết thực thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để người dân tại vùng nông thôn trong tỉnh được mua sắm hàng Việt chất lượng, giá hợp lý. Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường quảng bá hình ảnh, tìm kiếm kênh phân phối để mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng Việt.
 
Các đại biểu tham quan một gian hàng Phiên chợ hàng Việt về miền núi năm 2020 2020 tại huyện Krông Bông.
Các đại biểu tham quan một gian hàng ở Phiên chợ hàng Việt về miền núi năm 2020 tại huyện Krông Bông.
 
Ngoài việc bày bán hàng hóa, phiên chợ còn có các hoạt động như: tư vấn tiêu dùng sản phẩm, mua hàng giảm giá, tặng quà đi kèm, chương trình văn nghệ hằng đêm…
 
Đại diện Công ty Cổ phần thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên trao học bổng cho các em học sinh.
Đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên trao học bổng cho các em học sinh.
 
Nhân dịp này, Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên đã trao 5 suất học bổng tặng học sinh nghèo, vượt khó của huyện Krông Bông (mỗi suất 1 triệu đồng).
 
Khả Lê

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.