Multimedia Đọc Báo in

Phổ biến các văn bản cải cách hành chính và giáo dục pháp luật

17:48, 18/11/2020

Sáng 18-11, Sở NN-PTNT tổ chức Hội nghị tuyên truyền cải cách hành chính (CCHC) và phổ biến giáo dục pháp luật cho lãnh đạo, công chức, viên chức của các đơn vị trực thuộc.

Tại hội nghị, đại biểu đã được phổ biến các văn bản liên quan đến CCHC và phát triển Chính phủ điện tử, gồm: Kế hoạch số 7391/KH-UBND, ngày 19-8-2020 của UBND tỉnh về nâng cao chỉ số CCHC và chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ tháng 1-2021; Kế hoạch số 2429/KH-UBND, ngày 29-3-2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, ngày 07-3-2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025…

Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Hoài Dương phát biểu tại hội nghị.
Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Hoài Dương phát biểu tại hội nghị.


Về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, Sở NN-PTNT tập trung phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01-7-2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18-9-2020 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13-8-2020 của Chính phủ về việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018; Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28-02-2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước…

ảnh
Lãnh đạo, công chức, viên chức của các đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT tham dự hội nghị. 

Hội nghị nhằm bổ sung kiến thức và nâng cao chất lượng tham mưu công tác CCHC và giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT. Đồng thời, giúp các cán bộ nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn, hướng tới sự hài lòng của người dân.

 Minh Thuận

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.