Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ nông dân huyện Ea H'leo làm cà phê bền vững

21:45, 21/01/2021

Ngày 21-1, Chi nhánh Intimex Buôn Ma Thuột, Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan IDH và Tập đoàn JDE tổ chức ra mắt 2 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trong khuôn khổ Dự án cung ứng dịch vụ nông nghiệp phát triển cà phê bền vững giai đoạn 2020 – 2022 (SDM) tại xã Ea Hiao (huyện Ea H’leo).

Đó là HTX Nông nghiệp bền vững Đại Thắng – Ea Hiao và HTX Nông nghiệp bền vững Trọng Phú – Ea Hiao. Hai HTX này hiện có 27 thành viên tham gia, sản xuất 100 ha cà phê, sản lượng cà phê đặc sản khoảng 100 tấn/năm, được Intimex Buôn Ma Thuột ký thỏa thuận bao tiêu.

Các đại biểu tham quan hệ thống chế biến cà phê ướt tại Hợp tác xã Nông nghiệp bền vững Trọng Phú – Ea Hiao
Các đại biểu tham quan hệ thống chế biến cà phê ướt tại Hợp tác xã Nông nghiệp bền vững Trọng Phú – Ea Hiao.

Tham gia Dự án, các HTX sẽ ưu tiên việc nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê thông qua việc tuân thủ yêu cầu chăm sóc, thu hái và sơ chế sau thu hoạch, giảm 30% lượng nước tưới, 20% phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để tăng thu nhập thêm 25%.

Đại diện Intimex Buôn Ma Thuột và các hợp tác xã ký thỏa thuận bao tiêu sản phẩm
Đại diện Intimex Buôn Ma Thuột và các hợp tác xã ký thỏa thuận bao tiêu sản phẩm.

Dự án SDM được triển khai với diện tích 4.300 ha, với sự tham gia của 3.600 nông hộ, nhằm mục đích hỗ trợ trang thiết bị chế biến cà phê chất lượng cao, tưới tiết kiệm. Theo đánh giá của chính quyền địa phương, dự án hỗ trợ cho người dân nhận thức sâu hơn về chương trình sản xuất cà phê bền vững, cà phê đặc sản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện tiêu chí số 13 trong chương trình nông thôn mới của địa phương…

Minh Thông

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.