Multimedia Đọc Báo in

Thầy giáo Vật lý mê làm vườn

06:13, 12/01/2021

Anh Nguyễn Thanh Chiến (thôn 8, xã Pơng Drang, huyện Krông Búk), một giáo viên Vật lý rất say mê nghề làm vườn. Ngoài giờ dạy trên lớp, anh Chiến còn tranh thủ thời gian chăm sóc khu vườn rộng 2 ha, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, mãng cầu hoàng hậu, bưởi da xanh, mít thái.

Cách đây 7 năm, anh trồng 300 cây sầu riêng Ri6 và Dona và hiện đã có 250 cây đang cho trái. Vụ năm nay, anh thu hoạch được 6 tấn, bình quân giá bán là 65.000 đồng/kg. Ngoài cây sầu riêng, gia đình anh Chiến còn trồng 1.000 gốc tiêu, 200 cây bơ (150 cây đã cho thu hoạch) và trên 50 cây măng cụt, 100 cây mãng cầu hoàng hậu (na Thái) xen kẽ trong vườn. Mãng cầu hoàng hậu là loại cho trái to (nặng từ 400 - 700 gam/trái), thịt dai, ngọt, dễ xuất khẩu, đầu ra luôn "hút" hàng. Vụ vừa qua anh thu hoạch được 1,5 tấn, bán với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg.

Mới đây, anh lại trồng thêm 100 cây bưởi da xanh xen canh trong vườn sầu riêng, giá bán từ 65.000 đồng/kg. Không những thế, anh Chiến còn tận dụng đất trống trên rẫy trồng chanh dây giống Đài Loan và chăm sóc theo quy trình khép kín, sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước và làm giàn chắc chắn, đảm bảo cây phát triển tốt, cho quả to, đều, sau 5 tháng đã cho thu hoạch. Năm nay, vườn chanh dây 3 sào dự kiến thu được 2 tấn quả, giá bán chanh dây loại 1 cho các công ty là 30.000 đồng/kg. Hiện nay mỗi năm vườn cây ăn trái mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập 300 triệu đồng.

Anh Chiến chăm sóc vườn sầu riêng.
Anh Chiến chăm sóc vườn sầu riêng.

Để vườn cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Chiến luôn chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cụ thể, anh thiết kế một hệ thống tưới phun với chi phí 50 triệu đồng. Anh trồng cây ăn trái với mật độ phù hợp, tạo sự thông thoáng để hạn chế sâu bệnh, đồng thời tăng cường bón phân hữu cơ.

Anh Nguyễn Thanh Chiến là một trong những hộ nông dân làm kinh tế giỏi của xã Pơng Drang. Vườn cây ăn trái nhà anh được coi là mô hình điểm để Hội Nông dân xã tổ chức cho các hội viên đến tham quan, học tập kinh nghiệm..

Đoàn Dũng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.