Multimedia Đọc Báo in

Kiến nghị Trung ương hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại biên giới

16:15, 18/02/2021

UBND tỉnh vừa có văn bản kiến nghị Bộ Công thương hỗ trợ địa phương trong việc phát triển hạ tầng thương mại biên giới tỉnh Đắk Lắk và Mondulkiri (Campuchia).

Theo đó, tỉnh Đắk Lắk có đường biên giới dài 73 km với tỉnh Mondulkiri, giữa hai tỉnh có cửa khẩu Đắk Ruê - Chi Miết đã được Thủ tướng Chính phủ nâng cấp thành cửa khẩu quốc gia năm 2007. Để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu, năm 2009 tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/2.000 và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu trung tâm cửa khẩu Đắk Ruê, với diện tích 602.313 m2 . Tuy nhiên, đến thời điểm này, cửa khẩu vẫn chưa đi vào hoạt động do chưa có kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực cửa khẩu chưa phát triển, nhu cầu giao thương còn hạn chế. Nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng trên tuyến biên giới và tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa hai tỉnh Đắk Lắk – Mondulkiri, trong thời gian chờ khai thông cửa khẩu chính Đăk Ruê - Chi Miết, địa phương đang triển khai các thủ tục cần thiết để mở cửa khẩu phụ. Việc mở cửa khẩu phụ tại tỉnh là cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.

Các chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê tuần tra bảo vệ biên giới (ảnh: Thế Hùng)
Các chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Thế Hùng

Ngày 19-8-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1268/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia. Do đó, tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Bộ Công thương xem xét, hỗ trợ cho tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại cửa khẩu phụ và đào tạo, tập huấn cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới.

Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.