Multimedia Đọc Báo in

Bảo đảm vận hành an toàn các nhà máy thủy điện trong bối cảnh có dịch

14:39, 16/05/2021

Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã sẵn sàng các kịch bản, phương án nhằm bảo đảm vận hành an toàn các nhà máy thủy điện trong bối ảnh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19.

Cụ thể, đơn vị đã yêu cầu các phân xưởng vận hành chuẩn bị lực lượng đủ 3 kíp trực để sẵn sàng kích hoạt phương án cách ly tại các nhà máy khi có tình huống dịch bệnh phức tạp và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, hậu cần, sẵn sàng thực hiện việc cách ly để vận hành các nhà máy.

Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn bàn ghế làm việc, hạn chế đến nơi đông người, thực hiện nghiêm thông điệp 5K, kịp thời khai báo y tế khi bản thân hoặc người thân tiếp xúc với F0, F1, F2 hoặc đi về từ vùng dịch.

Công nhân Công ty Thủy điện Buôn Kuốp vệ sinh Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 3
Công nhân Công ty Thủy điện Buôn Kuốp vệ sinh Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 3

Các cuộc họp giao ban sẽ bố trí cự ly ngồi đảm bảo khoảng cách quy định và không quá 30 người; khi trình lãnh đạo ký bản giấy thì để hồ sơ/tài liệu ở bàn tiếp khách chứ không trình trực tiếp. Đối với khu tập thể của công ty, tiếp tục dừng hoạt động hồ bơi, sân tennis, bóng đá, khu vui chơi, hạn chế tối đa khách bên ngoài vào; đối với dịch vụ ăn uống có thể hoạt động, nhưng phải đảm bảo vệ sinh phòng dịch, khuyến khích mua mang về, nếu ăn tại chỗ thì phải đảm bảo khoảng cách.

Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đang quản lý, vận hành 3 nhà máy, gồm: Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Srah (công suất 86 MW), Sêrêpốk 3 (220 MW) và Buôn Kuốp (280 MW), tổng sản lượng điện sản xuất từ đầu năm đến nay đạt hơn 646 triệu kWh.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.