Tác động của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến đời sống gia đình
10:20, 28/06/2010
Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các thành viên.
Gia đình đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xã hội hóa cá nhân. (Có thể hiểu một cách đơn giản, xã hội hóa cá nhân là quá trình diễn ra từ khi con người sinh ra tới khi chết đi, trong quá trình đó, các cá nhân tiếp thu, lĩnh hội, sáng tạo hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội, từ đó có khả năng thực hiện các hành động xã hội phù hợp). Trong đó, đời sống sinh hoạt gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sự định hướng, quá trình hình thành nhân cách của con người. Đồng thời, nó cũng chính là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển của một gia đình
Với tư cách một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thiết chế gia đình không ngừng vận động, biến đổi theo không gian và thời gian.
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang có những tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của gia đình nói chung, đời sống sinh hoạt gia đình nói riêng, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Ở nước ta, dễ nhận thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa là sự phát triển của các tệ nạn xã hội. Cơ chế thị trường đang làm thay đổi mạnh mẽ hệ giá trị và các chuẩn mực đạo đức truyền thống. Những quan điểm sống gắn liền với sự cạnh tranh lợi nhuận như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, các mối quan hệ “tiền trao cháo múc” không những chưa bị lên án mạnh mẽ mà còn lấn át các chuẩn mực tốt đẹp. Trong bối cảnh đó, trong nhiều trường hợp, các quan hệ gia đình không còn tồn tại đơn thuần là dạng quan hệ tình cảm. Có nhiều hiện tượng trước đây ít hoặc chưa từng xảy ra thì nay diễn ra ngày càng nhiều: mâu thuẫn trong phân chia tài sản trong gia đình, rạch ròi về tiền bạc trong quan hệ anh em,…
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã và đang tạo ra những áp lực lớn đối với mưu sinh và tồn tại của tầng lớp dân cư. Nhu cầu làm giàu, nhu cầu phát triển công việc là chính đáng, song nó cũng có mặt trái là làm thu hẹp quỹ thời gian cá nhân, cuốn con người vào vòng xoáy của đồng tiền và lối sống thực dụng, làm rạn nứt tình cảm gia đình, cộng đồng làng xã vốn được xem là những mối quan hệ điển hình và đặc trưng của xã hội truyền thống Việt Nam.
Cường độ giao tiếp của con người không còn bị giới hạn trong phạm vi gia đình mà hướng ra ngoài xã hội với những biểu đồ quan hệ chằng chịt phức tạp dựa trên chức năng nghề nghiệp và vai trò xã hội. Trong điều kiện đó, việc giáo dục con cái hiện nay không giống như trong xã hội truyền thống. Nhiều ý kiến cho rằng giáo dục con cái bây giờ khó hơn trước đây nhiều. Trong một xã hội "mở" như hiện nay, cha mẹ cần phải liên tục thích nghi để có phương pháp giáo dục con cái phù hợp.
Sự hỗ trợ của những dịch vụ xã hội và phát triển khoa học kĩ thuật đã đem lại cho con người cuộc sống thoải mái và tiện nghi hơn nhưng ảnh hưởng và tác động của nó trong việc suy giảm và tăng cường đời sống sinh hoạt gia đình là không nhỏ. Quan hệ gia đình vốn được đặc trưng bởi quan hệ tình cảm, trực tiếp nay đã và đang có xu hướng trở thành quan hệ gián tiếp và lỏng lẻo hơn. Bên cạnh những tác động tích cực như nâng cao đời sống sinh hoạt gia đình, giảm bớt gánh nặng cho người phụ nữ và tạo được sự độc lập tự chủ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thì sự eo hẹp về thời gian, sự phát triển của các loại hình dịch vụ xã hội đang đe dọa những giá trị truyền thống và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của gia đình.
Như vậy, rõ ràng quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa không chỉ đơn thuần là quá trình tăng trưởng về lượng mà cả một sự thay đổi về chất đang diễn ra và tác động trực tiếp và gián tiếp đến đời sống sinh hoạt gia đình.
Trong bối cảnh đó, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức về thời gian dành cho gia đình, đặc biệt là thời gian cha mẹ dành cho con cái.
Với tư cách một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thiết chế gia đình không ngừng vận động, biến đổi theo không gian và thời gian.
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang có những tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của gia đình nói chung, đời sống sinh hoạt gia đình nói riêng, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Ở nước ta, dễ nhận thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa là sự phát triển của các tệ nạn xã hội. Cơ chế thị trường đang làm thay đổi mạnh mẽ hệ giá trị và các chuẩn mực đạo đức truyền thống. Những quan điểm sống gắn liền với sự cạnh tranh lợi nhuận như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, các mối quan hệ “tiền trao cháo múc” không những chưa bị lên án mạnh mẽ mà còn lấn át các chuẩn mực tốt đẹp. Trong bối cảnh đó, trong nhiều trường hợp, các quan hệ gia đình không còn tồn tại đơn thuần là dạng quan hệ tình cảm. Có nhiều hiện tượng trước đây ít hoặc chưa từng xảy ra thì nay diễn ra ngày càng nhiều: mâu thuẫn trong phân chia tài sản trong gia đình, rạch ròi về tiền bạc trong quan hệ anh em,…
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã và đang tạo ra những áp lực lớn đối với mưu sinh và tồn tại của tầng lớp dân cư. Nhu cầu làm giàu, nhu cầu phát triển công việc là chính đáng, song nó cũng có mặt trái là làm thu hẹp quỹ thời gian cá nhân, cuốn con người vào vòng xoáy của đồng tiền và lối sống thực dụng, làm rạn nứt tình cảm gia đình, cộng đồng làng xã vốn được xem là những mối quan hệ điển hình và đặc trưng của xã hội truyền thống Việt Nam.
Cường độ giao tiếp của con người không còn bị giới hạn trong phạm vi gia đình mà hướng ra ngoài xã hội với những biểu đồ quan hệ chằng chịt phức tạp dựa trên chức năng nghề nghiệp và vai trò xã hội. Trong điều kiện đó, việc giáo dục con cái hiện nay không giống như trong xã hội truyền thống. Nhiều ý kiến cho rằng giáo dục con cái bây giờ khó hơn trước đây nhiều. Trong một xã hội "mở" như hiện nay, cha mẹ cần phải liên tục thích nghi để có phương pháp giáo dục con cái phù hợp.
Sự hỗ trợ của những dịch vụ xã hội và phát triển khoa học kĩ thuật đã đem lại cho con người cuộc sống thoải mái và tiện nghi hơn nhưng ảnh hưởng và tác động của nó trong việc suy giảm và tăng cường đời sống sinh hoạt gia đình là không nhỏ. Quan hệ gia đình vốn được đặc trưng bởi quan hệ tình cảm, trực tiếp nay đã và đang có xu hướng trở thành quan hệ gián tiếp và lỏng lẻo hơn. Bên cạnh những tác động tích cực như nâng cao đời sống sinh hoạt gia đình, giảm bớt gánh nặng cho người phụ nữ và tạo được sự độc lập tự chủ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thì sự eo hẹp về thời gian, sự phát triển của các loại hình dịch vụ xã hội đang đe dọa những giá trị truyền thống và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của gia đình.
Như vậy, rõ ràng quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa không chỉ đơn thuần là quá trình tăng trưởng về lượng mà cả một sự thay đổi về chất đang diễn ra và tác động trực tiếp và gián tiếp đến đời sống sinh hoạt gia đình.
Trong bối cảnh đó, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức về thời gian dành cho gia đình, đặc biệt là thời gian cha mẹ dành cho con cái.
Thạc sĩ
Trương Thị Hiền
Ý kiến bạn đọc