Multimedia Đọc Báo in

Từ ngày 1-7-2011: Sẽ thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc

09:08, 19/06/2010

Luật thi hành án hình sự đã chính thức được Quốc hội thông qua chiều 17-6 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2011. Theo đó, Luật sẽ áp dụng hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thay vì xử bắn như hiện nay.


Trong báo cáo giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, việc nghiên cứu để thay thế hình thức thi hành án tử hình đã được đặt ra từ nhiều năm nay. Trong các hình thức thi hành án tử hình thì tiêm thuốc độc có nhiều ưu điểm hơn trong việc khắc phục những bất cập hiện nay trong thi hành án tử hình và có tính khả thi.

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành thay đổi hình thức thi hành án tử hình.


Hơn nữa, nếu quy định thực hiện thi hành án tử hình bằng cả hai hình thức tiêm thuốc độc và xử bắn đỏi hỏi phải có cơ chế giải quyết để người phải chấp hành án lựa chọn hoặc do cơ quan có thẩm quyền lựa chọn và vẫn phải duy trì cách thức tổ chức, cũng như các điều kiện thi hành án bằng xử bắn, vừa tạo ra sự không thống nhất trong thực hiện và gây tốn kém không cần thiết. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về hình thức thi hành án tử hình như dự thảo Luật

Về việc giải quyết cho nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình, tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý và các đại biểu cũng đã biểu quyết thông qua theo hướng quy định việc giải quyết cho nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình.
Theo đó, trước khi thi hành án tử hình, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình được gửi đơn đến Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi về an táng và phải cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí.
Căn cứ điều kiện cụ thể của từng trường hợp, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm xem xét, quyết định cho nhận tử thi hoặc không cho nhận tử thi trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc cho nhận tử thi ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.


Luật Thi hành án hình sự cũng đã bổ sung quy định phạm nhân nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con; bổ sung quy định việc giải quyết lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người đã chấp hành xong án phạt tù thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp phạm nhân chết trong thời gian chấp hành án phạt tù, mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần hoặc trước đó đang được hưởng lương hưu thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tuất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Toàn bộ các điều khoản trong Luật thi hành án hình sự đã được biểu quyết thông qua với hơn 88% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Theo HNMO


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.