DA CAM - nỗi đau không nói thành lời
15:53, 23/07/2010
Chiến tranh đã đi qua 35 năm, nhưng nỗi đau của những gia đình có con bị nhiễm chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam vẫn luôn dai dẳng. Những tiếng la hét, chửi bới hay tiếng ú ớ của con trẻ không lành lặn như dao cắt vào lòng những người làm cha làm mẹ. Nỗi đau nhân lên gấp bội khi mái tóc của họ đã bắt đầu điểm bạc, xế chiều…
27 năm nay, bà Nguyễn Thị Phiên (thôn 8, xã Cư Ni, huyện Ea Kar) luôn tất bật với việc chăm bẵm cho đứa con gái đầu lòng bị nhiễm chất độc da cam. Thời gian làm việc của bà bắt đầu từ sáng sớm cho tới tối mịt, thậm chí không tròn giấc ngủ mỗi khi Hằng - đứa con gái tội nghiệp lên cơn “khùng”. Nhìn con vật vã, gào thét, chửi bới, bà Phiên như đứt từng khúc ruột. Những tưởng tai ương của gia đình dừng lại ở đó, nào ngờ cuối năm 1999, một nỗi đau khác lại ập đến khi đứa con trai do Hằng sinh ra (bị kẻ xấu cưỡng hiếp) cũng bị di chứng của thứ chất độc quái ác ấy. Hằng ngày mọi sinh hoạt của hai mẹ con Hằng đều do một tay bà Phiên chăm lo. Bà nói trong đau khổ, đã gần 30 tuổi nhưng Hằng không phân biệt ai là mẹ, là con. Có lúc 2 mẹ con Hằng đánh nhau rách cả đầu phải vào bệnh viện khâu mấy mũi. Bây giờ đành phải xây một căn phòng và ngăn làm đôi cho hai mẹ con ở để có thời gian đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống.
27 năm nay, bà Nguyễn Thị Phiên (thôn 8, xã Cư Ni, huyện Ea Kar) luôn tất bật với việc chăm bẵm cho đứa con gái đầu lòng bị nhiễm chất độc da cam. Thời gian làm việc của bà bắt đầu từ sáng sớm cho tới tối mịt, thậm chí không tròn giấc ngủ mỗi khi Hằng - đứa con gái tội nghiệp lên cơn “khùng”. Nhìn con vật vã, gào thét, chửi bới, bà Phiên như đứt từng khúc ruột. Những tưởng tai ương của gia đình dừng lại ở đó, nào ngờ cuối năm 1999, một nỗi đau khác lại ập đến khi đứa con trai do Hằng sinh ra (bị kẻ xấu cưỡng hiếp) cũng bị di chứng của thứ chất độc quái ác ấy. Hằng ngày mọi sinh hoạt của hai mẹ con Hằng đều do một tay bà Phiên chăm lo. Bà nói trong đau khổ, đã gần 30 tuổi nhưng Hằng không phân biệt ai là mẹ, là con. Có lúc 2 mẹ con Hằng đánh nhau rách cả đầu phải vào bệnh viện khâu mấy mũi. Bây giờ đành phải xây một căn phòng và ngăn làm đôi cho hai mẹ con ở để có thời gian đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Ea Kar thăm và tặng quà gia đình em Nguyễn Thị Thành là nạn nhân chất độc da cam |
Nguyễn Thị Thành, sinh năm 1981 chào đời trong niềm mong chờ và hy vọng của cả gia đình chị Nguyễn Thị Minh (thôn 8, xã Ea Đar, huyện Ea Kar). Song chính đó là nỗi buồn, khi đôi mắt của em không có con ngươi, từ phần trán trở lên mềm nhũn, còn hai cánh tay thì như không có xương. Hai vợ chồng cứ nghĩ lúc mang thai do kinh tế quá khó khăn, ăn uống không đủ chất nên con bị suy sinh dưỡng. Rồi có lúc nghe bà con, hàng xóm mách bảo, vợ, chồng chị đã đội lễ lên đình, chùa xin giải hạn cho con. Mãi những năm sau này, khi đem con đếân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Dak Lak khám mới biết cháu bị nhiễm chất độc hóa học. Ông Nguyễn Văn Thiện, bố Thành kể, năm 1972 trong lúc hành quân vào Nam, dọc tuyến đường Trường Sơn thấy những cánh rừng bị chết trụi, tôi chỉ nghĩ cây đang mùa thay lá, hoàn toàn không biết cây rừng bị hủy diệt do chất độc da cam của quân đội Mỹ. Chính thứ chất độc ấy đã cướp đi đứa con đầu lòng của tôi khi mới sinh ra chưa đầy một tháng tuổi, còn đứa thứ 3 thì nửa mê nửa tỉnh. Chị Minh nói trong nước mắt: “Thấy con họ 3 tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, còn con mình cứ nằm một chỗ, không biết nói cũng chẳng biết làm gì, cứ đặt đâu ngồi đó…
Bà Hoàng Thị Chư (thôn 6, xã Ea Phê, huyện Ea Kar) đang chăm sóc cho đứa con kém may mắn |
Em Triệu Thị Miên (sinh năm 1985) ở thôn 6, xã Ea Phê được biết đến là nạn nhân của chất độc da cam nặng nhất huyện Krông Pak hiện nay. Hình ảnh người mẹ gầy gò, mái tóc điểm bạc khó nhọc lắm mới đỡ được cô gái ngồi vững vàng trên nền chiếu đã ăn đậm vào tâm trí tôi. Bà Hoàng Thị Chư, mẹ Miên kể: khi mới sinh ra Miên chỉ nặng độ 1,5kg, toàn thân mềm nhũn, được vài tháng, chân, tay cứ co rút lại. Trước đó, anh trai và chị gái của Miên cũng bị tương tự và đã ra đi vĩnh viễn khi mới tròn một tháng tuổi. Nỗi đau một lần nữa như nhấn chìm bà Chư, khi chồng bà đi tìm duyên mới. Nuôi một đứa trẻ bình thường đã vất vả, chăm sóc một đứa con bệnh hoạn lại càng gian khó hơn, chính vì thế trông bà Miên đã già hơn nhiều so với tuổi 55. Dẫu rất thương vì con không biết nói, đặt đâu ngồi đó nhưng bà Chư cũng phải đành cho Miên nằm ở nhà một mình để đi làm kiếm tiền nuôi con. Xuất phát từ hoàn cảnh trên thông qua Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh, Ngân hàng Thương mại cổ phần chi nhánh Dak Lak đã hỗ trợ 15 triệu đồng xây dựng cho bà một căn nhà khang trang vào năm 2009. Cùng với đó, Hội Chữ thập đỏ đã cấp 1 con bò giống với mong muốn sẽ giúp gia đình bà bớt khó khăn trong cuộc mưu sinh.
Con cái là niềm hạnh phúc lớn lao của cha, mẹ. Hơn ai hết, họ luôn thèm khát được nghe một tiếng gọi cha, mẹ thân thương hay những cử chỉ yêu thương, trìu mến từ những đứa con bé bỏng. Song đáp lại sự mong mỏi ấy, chỉ là tiếng la hét, những cái cười vu vơ…,mà đâu biết rằng cha, mẹ đang gánh chịu một nỗi đau không thể nói thành lời.
Hoa Nguyên
Ý kiến bạn đọc