Multimedia Đọc Báo in

Khi lòng dân đã thuận

14:03, 09/05/2012

Qua gần một năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của đông đảo nhân dân, nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến đất làm đường giao thông, đóng góp sức người sức của để góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Điển hình như: ở xã Ea Lê (huyện Ea Súp), người dân đã tự nguyện hiến 5.400m2 đất và nhiều diện tích cây ăn trái, tường rào để xây dựng đường giao thông với tổng trị giá hơn 374 triệu đồng; nhờ đó, đường giao thông liên thôn tại các thôn 3, 4, 5 của xã Ea Lê đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Còn ở xã Cư Pơng (huyện Krông Buk), người dân các buôn Đrây Huê, Ea Leng, Ea Druich, Ea Rơng Điếc đã tự nguyện đóng góp mỗi hộ từ 100.000 - 150.000 đồng để mắc gần 50 bóng điện chiếu sáng công cộng; 7 hộ ở buôn Đrây Huê đóng góp 35 triệu đồng bê tông hóa 500m đường nội buôn; tại các buôn, Ea Kram, Chư Hem, xã Cư Pơng, người dân đã đóng góp tiền, công lao động, hiến đất để nâng cấp 10km đường cấp phối. Còn tại buôn MBlớt, xã Ea Bông (huyện Krông Ana), 60 hộ dân có đất nằm trong khung thiết kế đường nội buôn đã tự nguyện hiến đất, tự động tháo dỡ các công trình phụ, nhà cửa, tường rào mà không đòi hỏi tiền đền bù để xây dựng con đường mới...

Con đường làm từ sức dân ở buôn Đrây Huê, xã Cư Pơng (Krông Buk).
Con đường làm từ sức dân ở buôn Đrây Huê, xã Cư Pơng (Krông Buk).

Rõ ràng, dù hoàn cảnh của những hộ nông dân còn rất nhiều khó khăn, nhưng khi đã bàn bạc dân chủ, làm cho ý Đảng, lòng dân gặp nhau, thì người dân sẵn sàng, tự nguyện hy sinh quyền lợi cá nhân để đạt mục đích của cộng đồng. Người dân không tiếc bất cứ điều gì nếu điều đó thực sự vì sự nghiệp chung, vì mưu cầu hạnh phúc cho số đông. Khi lòng dân đã thuận, việc khó cũng thành dễ.

Trần Cường 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.