Multimedia Đọc Báo in

Một cán bộ phụ nữ đi đầu trong phong trào kết nghĩa

09:33, 21/07/2012

Là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Xuân, xã Hòa Sơn (Krông Bông), thực hiện chủ trương kết nghĩa của cấp ủy Đảng và Hội cấp trên, chị Nguyễn Thị Hường đã vận động các thành viên trong gia đình hưởng ứng làm theo. Ở thôn Hòa Xuân, gia đình chị Hường là một trong những hộ tiên phong thực hiện phong trào kết nghĩa giữa gia đình phụ nữ người Kinh với gia đình phụ nữ người dân tộc thiểu số.

Ngay từ khi có chủ trương kết nghĩa, chị Hường đã tự nguyện đăng ký với Hội Phụ nữ xã Hòa Sơn kết nghĩa với gia đình H’Zuôi Niê ở buôn Ya. Hoàn cảnh gia đình H’Zuôi Niê rất khó khăn: cha mẹ mất sớm, để lại gánh nặng gia đình cho H’Zuôi với 6 đứa em nhỏ, trong đó đứa lớn nhất mới 15 tuổi, đứa nhỏ nhất 4 tuổi. Cảnh nhà thiếu trước, hụt sau, cơm không  đủ ăn, áo không đủ mặc, chị H’Zuôi cũng chẳng có điều kiện tham gia sinh hoạt phụ nữ. Thời gian đầu mới kết nghĩa, hai gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, trao đổi, do những khác biệt về phong tục, tập quán và bất đồng về ngôn ngữ. Tuy nhiên, với tình cảm tương thân, tương ái, gắn bó mật thiết, hai gia đình đã vượt qua những khó khăn ban đầu để xây dựng mối quan hệ ngày càng khăng khít. Những thành viên trong gia đình chị Hường được mấy chị em H’Zuôi Niê xem như người nhà, mọi việc trong nhà H’Zuôi đều tham khảo ý kiến chị Hường. Hơn 3 năm qua, chị Hường thường xuyên đến nhà hướng dẫn H’Zuôi về cách tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc nuôi dạy các em, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Chị còn thường xuyên tặng gạo, mì tôm, dầu, mắm, sách vở, quần áo và các loại giống cây trồng giúp nhà H’Zuôi (với trị giá thành tiền hơn 5.000.000 đồng). Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, chị Hường đã vận động hội viên, phụ nữ trong chi hội xây dựng mô hình “Hũ gạo tình thương” để giúp đỡ chị em nghèo, chị em có hoàn cảnh rủi ro, hoạn nạn. Từ mô hình này, Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Xuân đã hỗ trợ gia đình H’Zuôi Niê được 4 đợt với 115 kg gạo và 855.000 đồng trong những ngày giáp hạt hoặc vào dịp Tết.

Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ này, gia đình H’Zuôi Niê dần dần vượt qua khó khăn. H’Zuôi đã thường xuyên tham gia sinh hoạt hội phụ nữ trong buôn. Không những biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, H’Zuôi còn biết cách sắp xếp cuộc sống cũng như chi tiêu trong nhà. Không còn cảnh thiếu trước, hụt sau, kinh tế gia đình phát triển hơn so với trước đây nhiều. Hiện nay gia đình H’Zuôi Niê  có 1 con bò, mua được xe máy, ti vi…; các em của H’Zuôi đều được đi học.

Nguyễn Thị Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.