Multimedia Đọc Báo in

Nhân rộng mô hình trồng nấm cho thanh niên dân tộc thiểu số ở huyện Krông Ana

16:28, 05/08/2012

Ngày 3-8, Tỉnh Đoàn phối hợp với Trung tâm dạy nghề Krông Ana tổ chức tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm và chuyển giao mô hình trồng nấm cho 35 đoàn viên, thanh niên người dân tộc thiểu số trong huyện.

Lớp tập huấn, nhân rộng mô hình trồng nấm được sự quan tâm của nhiều sở, ngành và lãnh đạo huyện Krông Ana
Lớp tập huấn, nhân rộng mô hình trồng nấm được sự quan tâm của nhiều sở, ngành và lãnh đạo huyện Krông Ana

Trong một ngày các học viên đã được đến tham quan 3 hô hình trồng nấm của các đoàn viên thanh niên: trồng nấm linh chi của H’Jen Adrơng ở thị trấn Buôn Trấp; trồng nấm rơm của gia đình H’Bdrin Êban và trồng nấm sò của H’Uôm Êban đều ở buôn M’blớt, xã Ea Bông. Đây là 3 mô hình mà Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana xây dựng từ đầu năm 2012. Đến nay, cả 3 mô hình đều thành công tốt đẹp, phát huy hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập cao.

Mô hình trồng nấm
Mô hình trồng nấm của gia đình H' Jen

 

Mô
Mô hình trồng nấm rơm của gia đình H' Bdrin

 

... và nấm
... và nấm sò của gia đình H' Uôm

Để nhân rộng và phát triển mô hình này cho thanh niên và bà con dân  tộc thiểu số trên địa bàn huyện Krông Ana, Tỉnh Đoàn tiếp tục mở lớp tập huấn, tham quan để thanh niên ở các xã khác thấy được hiệu quả kinh tế của trồng nấm, từ đó chọn cho mình mô hình phù hợp để lập nghiệp.

Kết thúc buổi tham quan, các học viên còn được cán bộ kỹ thuật của Sở Khoa học Công nghệ hướng dẫn cách xử lý, ngâm ủ rơm, rạ, mùn cưa…, tận dụng những nguyên liệu sau khi trồng nấm trở thành phân hữu cơ vi sinh tạo thêm nguồn lợi lớn để tiếp tục chăm bón cho cây trồng.

Kỹ
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn học viên làm phân vi sinh từ nguồn nguyên liệu phế thải sau khi làm nấm

 Minh Quân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.