Multimedia Đọc Báo in

Phấp phỏng nỗi lo cầu tạm Vụ Bổn khi cao điểm mùa mưa lũ đến

16:04, 15/08/2012

Cao điểm của một mùa mưa lũ nữa lại đang đến và người dân xã Vụ Bổn (Krông Pak) vẫn phấp phỏng với nỗi lo cầu tạm bắc qua suối Nước Trong. Bên cạnh đó, những mố cầu bê tông hoành tráng được xây dựng hàng tỷ đồng vẫn bỏ hoang chờ… hỏng như “trêu ngươi” người qua đường...

Mỗi ngày
Cây cầu tạm luôn tiềm ẩn nguy cơ đối với người dân khi mùa mưa lũ đến

Chị Nguyễn Thị Chương ở thôn 6 than thở: “Nhìn mấy cái trụ cầu đồ sộ nằm phơi mưa nắng gần chục năm nay mà người dân phải đi cầu tạm bên cạnh, thật buồn. Tôi có con trai chuẩn bị vào học lớp 10 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thị trấn Phước An, sắp tới mỗi ngày cháu đều phải đi một quãng đường 25 km qua cầu Nước Trong (địa phận thôn 10 và thôn 1). Mùa mưa bão đang đến rồi, cầu thì năm nào cũng bị ngập, bị trôi và có người chết đuối, tôi lo quá!”…

Mỗi ngày có hàng trăm
Phụ huynh luôn lo lắng khi con em mình phải đi học qua cầu mỗi ngày

Không chỉ gây lo lắng cho hàng trăm phụ huynh có con đi học qua cầu, mà từ nhiều năm nay chiếc cầu tạm đã trở thành nỗi ám ảnh, làm gián đoạn giao thông, hạn chế trong lưu thông hàng hóa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội cũng như gây bất tiện trong sinh hoạt cho hơn 10 nghìn người dân ở 16 thôn phía bên kia sông mỗi khi mùa mưa lũ tới .

Cầu
Cầu tạm xuống cấp trầm trọng. Mùa mưa cầu luôn bị ngập và có thể trôi bất kỳ lúc nào gây nguy hiểm đến tính mạng người đi đường

Thực ra, cầu Nước Trong (hay còn gọi là cầu 15, cầu Vụ Bổn) thuộc địa bàn xã Vụ Bổn được khởi công xây dựng năm 2004, sau khi con đường từ huyện Krông Pak đi huyện Krông Bông thông suốt. Tuy nhiên, sau 1 năm, khi thi công được 4 trụ và mố cầu bằng bê tông hết hơn 2 tỷ đồng thì nhà thầu bỏ dở vì không còn vốn và chủ đầu tư (Nông trường 718) bị giải thể. Từ đó đến nay cây cầu đành nằm dở dang, dần hư hại. Tiền tỷ bị bỏ hoang mà hàng nghìn người dân vẫn “đánh đu” tính mạng mình với cầu tạm. Biết bao giờ người dân xã Vụ Bổn mới có cầu an toàn để đi?

Những
Những trụ cầu bê tông vững chãi nằm phơi mưa nắng, còn người dân tự nguyện vá víu những đoạn gỗ lát mục hỏng nhằm duy trì sự tồn tại của cầu gỗ

 Minh Quân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.