Multimedia Đọc Báo in

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh: Gần 3,4 tỷ đồng thực hiện khám chữa bệnh và cấp thuốc cho người dân

14:41, 17/09/2012

Trong 5 năm (2007-2012), phong trào tình nguyện của Tỉnh Đoàn phát triển mạnh mẽ với nhiều nội dung đổi mới và hình thức phong phú.

Các đội hình tình nguyện phát triển theo hướng chuyên sâu từng lĩnh vực, thu hút nhiều đối tượng tham gia, các hoạt động tình nguyện tại chỗ được tổ chức tốt. Thông qua các phong trào như: “Ngày Hội thanh niên hiến máu tình nguyện”, “Hành trình nhân ái vì người nghèo”, “Thứ bảy tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”… tuổi trẻ toàn tỉnh đã đóng góp được khoảng 2 triệu ngày công, xây dựng được 2.305 công trình, phần việc thanh niên trị giá 18,6 tỷ đồng và huy động các lực lượng xã hội đóng góp hàng chục tỷ đồng để tổ chức các hoạt động vì an sinh xã hội.

giữ gìn đường xanh - sạch - đẹp, một công trình thanh niên do đoàn viên thanh niên xã Ea Đar, huyện Ea Kar thực hiện.
Giữ gìn đường xanh - sạch - đẹp, một công trình thanh niên do đoàn viên thanh niên xã Ea Đar, huyện Ea Kar thực hiện.

Cũng trong 5 năm qua, chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” đã thu hút được đông đảo sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh cùng gần 45.000 lượt thanh niên địa phương tham gia. Qua đó, đã tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa như ôn tập hè cho học sinh, tiếp sức mùa thi, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, chuyển giao tiến bộ khoa học- kỹ thuật… cho nhân dân trên địa bàn, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt, phong trào “tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” đã phát triển mạnh mẽ trong lực lượng y bác sĩ trẻ, đồng thời thu hút được sự hỗ trợ nguồn lực từ các công ty dược trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2007 đến nay, phong trào này đã tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc và tư vấn sức khỏe cho trên 86.000 lượt người dân với tổng kinh phí gần 3,4 tỷ đồng.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.