Multimedia Đọc Báo in

27.509 tỷ đồng để giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015

15:53, 10/10/2012

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg, phấn đấu đến năm 2015, 10% số huyện nghèo và 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; 30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Chương trình trên đã đặt mục tiêu phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011; trong đó riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần.

1
Nước sinh hoạt là một trong những mục tiêu ưu tiên đầu tư trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. Ảnh minh họa: N.X

Đồng thời, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Mục tiêu Chương trình còn là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt...

Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2015 là 60% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; 100% trung tâm xã có điện, trên 90% thôn, bản có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh; thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình giảm nghèo tăng 15-20%/năm; bình quân mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo…

Chương trình được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015 trên phạm vi cả nước; trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư trên địa bàn trọng điểm gồm: huyện nghèo; xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới và xã an toàn khu); thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 27.509 tỷ đồng, huy động từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

N.X (nguồn chinhphu.vn)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.