Multimedia Đọc Báo in

Công ty TNHH Một thành viên Cư M’Lan:

Đau đầu với chuyện trồng rừng bị ngăn cản và phá hoại

21:51, 13/10/2012

Không chỉ chuyện khai thác lâm sản, xâm canh đất rừng trái phép, Công ty TNHH Một thành viên Cư M’Lan (huyện Ea Súp) còn gặp nhiều khó khăn khi việc trồng rừng phòng hộ cũng bị ngăn cản và phá hoại.

Năm 2012, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Cư M’Lan được UBND tỉnh giao trồng rừng phòng hộ với diện tích 150 ha. Công ty được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật – dự toán trồng rừng và chăm sóc rừng trồng phòng hộ năm 1 tại Tiểu khu 289, 294. Qua khảo sát thực địa, Công ty xin đă lại là chỉ trồng 80 ha. Việc trồng rừng được bắt đầu từ gần 2 tháng nay và đã gần hết mùa mưa nhưng đến thời điểm này, Công ty mới trồng được khoảng 40 ha, trong số đó diện tích trồng bị phá lên đến hơn 10 ha. Nguyên nhân chính là đơn vị gặp phải sự ngăn cản từ một số đối tượng trên địa bàn khi họ ngang nhiên tự nhận là diện tích mình khoanh nuôi để canh tác, thậm chí sang nhượng trái phép.

a

Cán bộ của Công ty đi kiểm tra tại Tiểu khu 289 và phát hiện nhiều diện tích trồng rừng phòng hộ cây giống đã bị nhổ

Điển hình là ngày 17-9, Công ty tổ chức trồng rừng tại khoảnh 4 Tiểu khu 289 rừng phòng hộ, trong khi đang trồng thì đối tượng Nguyễn Thị Hà, thường trú tại thôn 7, xã Cư M’Lan (huyện Ea Súp) cùng 3 đối tượng khác không rõ tên, ra ngăn cản không cho trồng. Đối tượng Nguyễn Thị Hà nhận diện tích 1,2 ha mà Công ty đã trồng được tại khu vực này là của mình và dùng dao đe dọa ai ra trồng chém, nếu trồng xuống là phá bỏ. Tiếp đến, vào ngày 19-9, trong lúc kiểm tra diện tích trồng rừng thì cán bộ của Công ty phát hiện 0,1 ha bị đối tượng Nguyễn Thị Hà nhổ với số lượng đếm được tại hiện trường là 100 cây các loại: keo, xà cừ, sao. Một thông tin đáng chú ý là diện tích mà đối tượng Nguyễn Thị Hà ngăn cản không cho Công ty TNHH Một thành viên Cư M’Lan trồng rừng phòng hộ là diện tích trước đó Công ty bắt đối tượng về hành vi đưa phương tiện vào rừng trái phép với mục đích phát dọn làm rẫy.

Đó là tại Tiểu khu 289, còn tại Tiểu khu 294, ngày 25-9, Công ty tổ chức kiểm tra diện tích rừng phòng hộ thì phát hiện ở khoảnh 3, hơn 1 ha diện tích trồng rừng phòng hộ cũng bị nhổ với tổng số 1.200 cây.

Trước tình hình này, Công ty cũng bố trí lực lượng trinh sát tuần tra, mật phục để bắt đối tượng. Nhưng thực tế các đối tượng có hành vi ngăn cản, chống đối rất manh động, lực lượng quản lý bảo vệ lại quá mỏng nên khi phát hiện, biện pháp chính vẫn là báo cáo chính quyền địa phương, thẩm quyền cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo cũng như tăng cường hỗ trợ. Song đến thời điểm này, thông tin phản ánh vẫn chưa thấy hồi âm.

a

Gần hết mùa mưa nhưng số cây giống phục vụ trồng rừng phòng hộ năm 2012 còn lại khá nhiều do Công ty gặp phải sự ngăn cản, phá hoại khi tổ chức trồng 

Theo như lãnh đạo của Công ty TNHH Một thành viên Cư M’Lan cho biết thì đây là năm đầu tiên đơn vị trồng rừng phòng hộ và điều này đặc biệt có ý nghĩa lâu dài đối với việc bảo đảm nguồn nước cho hồ chứa nước Ea Súp Thượng - một công trình thuỷ lợi đã và đang phát huy hiệu qủa lớn trong phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương. Tuy nhiên, kế hoạch trồng rừng phòng hộ năm 2012 của Công ty có khả năng không đạt: thứ nhất do gần hết mùa mưa, thứ hai nếu không có sự trợ lực kịp thời từ chính quyền địa phương cũng như ngành chức năng để nghiêm khắc xử lý những đối tượng có hành vi trắng trợn ngăn cản, phá hoại việc trồng rừng thì Công ty khó tiếp tục việc trồng và bảo vệ. Bởi ngay cả số nhân công gồm khoảng 50 người mà Công ty thuê trồng rừng với mức 200 nghìn đồng/ngày, vì lo lắng sự mất an toàn cho mình, rất nhiều người đã xin nghỉ, con số hiện còn trụ lại chỉ còn 7 người.

Đàm Thuần


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.