Multimedia Đọc Báo in

Khởi sắc ở buôn Rài

08:08, 17/10/2012

Buôn Rài, xã Dliê Yang (huyện Ea H’leo) có 115 hộ, 668 nhân khẩu, trong đó 98% số hộ gia đình là người dân tộc thiểu số bản địa. Dù tiềm năng đất đai, giao thông, nguồn lực lao động rất thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, nhưng từ năm 2001 trở về trước, buôn Rài vẫn nghèo khó và bất ổn về mọi mặt.

Ngoài các yếu tố khách quan, nguyên nhân chủ yếu là do bà con chưa thật năng động trong suy nghĩ, cách làm, chỉ độc canh cây lúa rẫy, nương ngô, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Thêm vào đó, bọn phản động lưu vong ở nước ngoài thường xuyên rủ rê, lôi kéo nên nhiều người ở trong buôn vì nhẹ dạ cả tin, bỏ bê rẫy nương và làm những việc vi phạm pháp luật của Nhà nước, luật tục của buôn làng.

Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương, các đội công tác của huyện đã tuyên truyền vận động, phân tích rõ âm mưu thâm độc của bọn phản động là nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự bình yên, ổn định của quê hương, đất nước. Nhận rõ âm mưu thâm hiểm của kẻ thù, bà con đồng bào buôn Rài tích cực dạy bảo con cháu, người thân trong gia đình không nghe và làm theo lời bọn xấu xúi giục, chịu khó làm nương rẫy, đồng ruộng, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp lâu năm có giá trị về kinh tế; đoàn kết giúp nhau về kỹ thuật canh tác, tiền vốn, cây giống, ngày công lao động; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kịp thời đưa ra kiểm điểm, giáo dục tại cộng đồng, những người đã lầm đường lạc lối; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể ngày càng trong sạch vững mạnh…

Nhờ  làm ăn có  hiệu quả, buôn Rài đã có nhiều hộ xây được nhà ở  khang trang.
Nhờ làm ăn có hiệu quả, buôn Rài đã có nhiều hộ xây được nhà ở khang trang.

Nhờ làm tốt các mặt công tác nói trên, từ năm 2002 đến nay, đời sống kinh tế - xã hội của buôn Rài có nhiều đổi thay đáng mừng. Trong buôn không còn hộ đói như mấy năm về trước, có 60 hộ khá và giàu, 20 hộ nghèo do hoàn cảnh neo đơn, 100% số hộ đã sắm được tivi và xe gắn máy, 80% hộ gia đình kiên cố hóa được nhà ở… Đường buôn, ngõ xóm đã được rải cấp phối, điện thắp sáng được kéo đến từng nhà, trẻ em đến tuổi đi học đều được cấp sách đến trường. Điều đáng mừng và an tâm hơn là nhiều người ở buôn Rài, nhất là lớp trẻ, đã chịu khó bám rẫy nương, thi đua vượt khó thoát nghèo, biết làm giàu chính đáng bằng những cây trồng, vật nuôi phù hợp ngay trên buôn làng mình; tiêu biểu trong phong trào này là các anh: AĐrơng Y ui, Kpă Y Héc, Nay Y Thúy, Kpă Y Viên... Đạt được kết quả đáng phấn khởi như vậy, ngoài sự trợ giúp về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước như Chương trình cấp đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ làm nhà ở và giếng nước sinh hoạt theo quyết định 132, 134, 167 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình trợ cước, trợ giá, cấp bò cho hộ nghèo… bà con buôn Rài còn biết phát huy lợi thế của địa phương, nội lực của gia đình, ham học hỏi, chịu khó trong sản xuất, chăn nuôi, đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Vai trò của già làng, trưởng buôn và từng đảng viên trong chi bộ với công tác vận động quần chúng, tiên phong gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, xóa đói giảm nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân đã phát huy có hiệu quả…

Đã từng là buôn nghèo khó về mọi mặt, đến nay buôn Rài đã khởi sắc hơn xưa, trong buôn không có người theo tin lành Đê ga, vượt biên trốn ra nước ngoài, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân ngày càng tin tưởng hơn vào đường lối của Đảng, Nhà nước. Ghi nhận những thành tích nêu trên, từ năm 2006 đến nay, Chi bộ buôn Rài được Tỉnh ủy, Huyện ủy tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen và được công nhận là buôn văn hóa.

Ngọc Tài


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.