Multimedia Đọc Báo in

Khát…

08:38, 17/11/2012

Hiện tại, chính quyền xã Quảng Hiệp-huyện Cư M’gar đang thống kê danh sách số hộ dân bị thiệt hại do hạn hán gây ra trong vụ hè thu vừa qua để đề nghị cấp trên hỗ trợ một phần khó khăn. Tình trạng này có lẽ không dừng lại ở Quảng Hiệp, mà có thể với nhiều địa phương khác trong cả tỉnh, khi vụ đông xuân năm 2012-2013 đang bước vào đỉnh điểm của nhu cầu nước tưới, nhưng nhiều hồ đập thủy lợi trên địa bàn đều đang kiệt nước.

Từ thực tế này khiến người ta nhớ lại “cuộc chiến” giành giật nước tưới khi các huyện gửi báo cáo về tình hình khô hạn đang đe dọa hàng chục vạn nông hộ tại địa phương mình. Chẳng hạn Ea Kar, trong tất cả 51 hồ đập thủy lợi thì quá nửa mất khả năng cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng trên địa bàn. Số công trình thủy lợi còn lại chỉ đạt dung tích chứa từ 40-50 % so với thiết kế. Còn huyện Krông Pak thì nhiều hồ đập thủy lợi lớn như Krông Buk Hạ, Vụ Bổn, Ea Uy… cũng trong tình trạng báo động bởi dung tích chứa nước chỉ đạt hơn 40%. Các huyện Krông Bông, Krông Buk, Cư M’gar, Ea H’leo, Buôn Đôn, Cư Kuin… cũng đang đối mặt với hạn hán trước mắt vì một phần hệ thống thủy lợi ở đây vừa nhỏ, vừa thiếu… và phần khác là do khả năng sinh thủy từ các đầm lầy đã mất do rừng bị thu hẹp và bị tàn phá nặng nề.

Rõ ràng, vấn đề nước tưới trong vụ đông xuân này đang là vấn đề nóng bỏng. Hơn 20.000 ha lúa, gần 45.000/190.000 ha cà phê cùng hàng chục nghìn ha cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh đang được dự báo sẽ thiếu nước gay gắt. Theo con số thống kê của Chi cục Thủy lợi Dak Lak: tất cả 643 công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được gần 60% nhu cầu dùng nước, tức khoảng 500-700 triệu m3, trong khi lượng nước cần thiết cho vụ đông xuân năm nay lên tới 1,2-1,3 tỷ m3. Con số này tỷ lệ thuận với diện tích cây trồng sẽ bị thiệt hại, thất thu trong mùa vụ tới. Cụ thể: đối với cây lúa nước, trong số hơn 20.000 ha được gieo cấy sẽ có hơn 40% diện tích (7.000-8.000 ha) không lấy gì bảo đảm chắc ăn, trừ khi nhờ…trời (!) Và được biết, số diện tích lúa nước sống nhờ… trời này, phần lớn đều do nông dân phát triển tự phát ngoài kế hoạch và không theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

Đình Đối


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.