Multimedia Đọc Báo in

Nguy hiểm trẻ em tắm suối Đá

10:48, 18/04/2013

Suối Đá (còn gọi là suối Dak Hoa) bắt nguồn từ chân đỉnh Cư Yang Sin, chảy qua địa bàn các xã Dak Phơi, Dak Liêng (huyện Lak) trước khi vào hồ Lak. Đoạn suối qua xã Dak Phơi dài khoảng 2 km, thuộc địa phận, buôn Đung, buôn Tlông, buôn Tai A và buôn Cao Bằng. Nhiều người dân sau khi đi làm rẫy về thường ra suối tắm rửa, giặt giũ. Có rất đông các em nhỏ cũng đến tắm và đùa nghịch. Điều này là rất nguy hiểm vì suối có địa hình hiểm trở, nhiều tảng đá lớn, nước chảy mạnh, có những đoạn có độ cao thấp khác nhau. 

Nhiều em nhỏ ở xã Dak Phơi vẫn thường tắm và đùa nghịch dưới lòng suối.
Nhiều em nhỏ ở xã Dak Phơi vẫn thường tắm và đùa nghịch dưới lòng suối.

Đặc biệt, vào mùa nước cạn, đá nổi lởm chởm, một số chỗ nước chảy qua những khe đá nhỏ hẹp, nếu trẻ trượt theo dòng nước qua khe đá này, rất dễ bị va đập vào đá. Nguy hiểm hơn, nhiều trẻ còn đùa nghịch bằng cách đuổi bắt nhau hoặc nhảy từ trên bậc đá xuống lòng suối. Chị H Jul (buôn Tlông) kể: “Vào mùa khô, người dân ở đây tận dụng nước suối để tắm, giặt đồ và tưới cà phê. Bọn trẻ thì chờ lúc cha mẹ đi làm rẫy là rủ nhau ra suối tắm, nhiều đứa bị gãy tay chân, còn chuyện trầy xước, giẫm mảnh chai hay va vào đá sưng tấy thì bình thường”. Còn ông Y Krang Niê, Chủ tịch UBND xã Dak Phơi cho biết: vào mùa mưa, nước lên cao, chảy mạnh nên đã có nhiều người gặp tai nạn thương tâm. Cách đây 4 năm, một học sinh lớp 10 cùng bạn bè đến suối Đá tắm đã bị nước cuốn trôi; hay mới năm trước, một người dân địa phương cũng bị chết đuối ở suối. Để ngăn ngừa những tai nạn thương tâm, địa phương đã cho lắp đặt biển cảnh báo đồng thời thường xuyên nhắc nhở phụ huynh giáo dục con em không ra suối tắm và đùa nghịch.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.