Multimedia Đọc Báo in

Để việc thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm không chỉ là “thành tích”

09:02, 03/09/2013

Nhằm thu hút phụ nữ tham gia vào tổ chức hội, tạo “sân chơi”, góp phần tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới đông đảo hội viên, những năm gần đây, Hội Phụ nữ các cấp đã xây dựng nhiều mô hình, câu lạc bộ (CLB). Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động, phát huy và nhân rộng hiệu quả của các mô hình, câu lạc bộ hiện vẫn còn những điều cần bàn.

Theo thống kê của các huyện, thị, thành Hội, toàn tỉnh hiện có 231 CLB và 609 mô hình tổ, nhóm do Hội Phụ nữ các cấp thành lập, quản lý tại 160 xã, phường, thị trấn với tổng số 18.418 thành viên. Thông qua các mô hình, CLB này, Hội Phụ nữ các cấp đã tuyên truyền, hướng dẫn, vận động phụ nữ tham gia vào tổ chức hội, các hoạt động xã hội và phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Nhiều nội dung sinh hoạt đã hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho hội viên. Điển hình như các CLB: “Phụ nữ với pháp luật”, “Doanh nghiệp nữ”, “Tứ đức”, “Gia đình văn hóa”, “Kết nối mẹ và con gái”… Tuy nhiên, qua khảo sát, đánh giá của Hội LHPN tỉnh, hoạt động của các mô hình, CLB còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, hình thức đơn điệu, thiếu chiều sâu. Việc chỉ đạo thành lập, duy trì hoạt động các mô hình, CLB còn dàn trải, chồng chéo, định hướng không rõ ràng làm cho các đơn vị lúng túng trong điều hành và tổ chức thực hiện. Một số CLB được Trung ương, tỉnh hỗ trợ xây dựng ban đầu, sau khi bàn giao lại cho cơ sở, thiếu kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh hoặc chuyển đổi cho phù hợp với từng đối tượng, địa bàn nên không phát huy hiệu quả. Do chạy theo “thành tích”, nhiều cơ sở hội đã thành lập, báo cáo về hoạt động của mô hình, CLB nhưng thực tế thì không có nội dung sinh hoạt hoặc chưa biết xây dựng kế hoạch, lồng ghép nội dung sinh hoạt cho các kỳ. Một số mô hình như “10+1”, “3+1” (10 hoặc 3 hội viên khá giúp đỡ 1 hội viên khó khăn) ở các huyện Krông Buk, Krông Năng, M’Drak, thị xã Buôn Hồ, hay “Buôn an ninh”, “Xóa trắng hội viên” ở huyện Ea Kar, Krông Pak hiện không còn duy trì hoạt động.

Thực trạng này cho thấy, khi thành lập mô hình, CLB  Hội Phụ nữ các cấp cần khảo sát, xem xét kỹ lưỡng phong tục tập quán, điều kiện thực tế của địa phương và hội viên. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động, cử cán bộ tham dự sinh hoạt nhằm rút kinh nghiệm trong tổ chức, triển khai thực hiện. Một số CLB có nội dung sinh hoạt tương tự nhau như “Phụ nữ với pháp luật”, “Phòng, chống tội phạm”, “Trợ giúp pháp lý” hay “Gia đình hạnh phúc”, “5 không 3 sạch”, “Gia đình không sinh con thứ ba”, “Gia đình văn hóa”… nên lồng ghép  thành một CLB nhằm tránh tình trạng cùng một thành viên nhưng có tên trong 3 - 4 mô hình, nội dung sinh hoạt chồng chéo dễ gây nhàm chán. Thiết nghĩ những CLB, tổ, nhóm đã thành lập có nội dung sinh hoạt thường xuyên và chất lượng cần tiếp tục duy trì, phát huy; còn  mô hình, CLB nào hoạt động kém hiệu quả thì nên giải thể. Như vậy, việc thành lập các mô hình, CLB mới thực sự có ý nghĩa.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.