Multimedia Đọc Báo in

Một giáo viên tiết kiệm tiền lương để sửa đường

09:20, 15/09/2013
Những năm qua, người dân đi lại trên con đường Ngô Gia Tự, đoạn từ đường Trần Kiên đến Nguyễn Thị Định, thuộc tổ dân phố 7, thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M’gar) rất khó khăn, bởi đây là đoạn đường đất đỏ thấp trũng, không có mương thoát nước, mặt đường trơn trượt.
Cô Xoan  và  các  hộ dân san đá sửa đường.
Cô Xoan và các hộ dân san đá sửa đường.

Những hộ dân sinh sống trên đoạn đường này đã nhiều lần tập trung sửa đường, nhưng sau mỗi mùa mưa đoạn đường lại xuống cấp, đặc biệt từ đầu mùa mưa năm 2013 đến nay do xe cộ qua lại nhiều, đoạn đường vốn đã khó đi nay lại xuất nhiều nhiều ổ gà, ổ trâu, nước mưa đọng thành từng vũng… Vì dân cư ở đoạn đường này còn thưa thớt, đa số các hộ mới chuyển từ nơi khác đến, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc đóng góp để sửa chữa đường còn hạn chế. Đồng cảm trước những khó khăn của bà con hàng xóm, cô Nguyễn Thị Xoan, giáo viên Trường THCS Nguyễn Tất Thành (thị trấn Quảng Phú) đã lấy tiền tiết kiệm từ tiền lương của mình để mua đá sỏi, cho xe chở đến tôn tạo lại mặt đường. Sau 1 ngày đổ đá và sự góp sức san tạo của người dân trong khu vực, đoạn đường hơn 200m bị hư hỏng trước đây, nay đã được lấp bằng, không còn những ổ gà, ổ trâu đọng nước…

Được biết gia đình cô Xoan sinh sống ở đây từ năm 2008; chồng cô là bộ đội đóng quân xa nhà, một mình cô vất vả nuôi hai con nhỏ ăn học và chăm sóc mẹ chồng già yếu, cuộc sống rất vất vả, chật vật. Việc làm giản dị nhưng đầy ý nghĩa, trên tinh thần tự nguyện của cô giáo Nguyễn Thị Xoan đã đem lại lợi ích cho cộng đồng, góp phần tạo sức lan tỏa cho Cuộc vận động “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Trung Hải


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.