Multimedia Đọc Báo in

Sự kỳ thị phi lý!

09:00, 03/09/2013

Tôi có một người bạn là giáo viên dạy tiểu học. Do khoảng cách từ nhà đến trường không xa lắm (khoảng 3 – 4 km), nên hằng ngày bạn tôi đã chọn xe đạp làm phương tiện để đi đến trường dạy học. Thế nhưng, có một số đồng nghiệp và phụ huynh lại tỏ vẻ kỳ thị khi thấy anh đi xe đạp đến trường.

Thực ra nhà của anh bạn tôi cũng thuộc gia đình khá giả và cũng đã có xe gắn máy riêng, nhưng khi đi dạy thì hiếm khi thấy anh chạy xe máy đến trường. Khi có việc phải đi đâu xa thì anh mới đi bằng xe máy. Bởi theo quan niệm của bạn tôi, đi bằng xe đạp có rất nhiều lợi ích: Trong thời buổi giá cả ngày càng leo thang như hiện nay thì việc đi bằng xe đạp sẽ tiết kiệm được một phần chi phí tiền đổ xăng, góp phần cải thiện cuộc sống và bảo vệ môi trường. Quan trọng hơn, mỗi khi đạp xe thì bản thân sẽ vận động, tập thể dục giúp cho cơ thể luôn được khỏe mạnh…

Thế nhưng, việc làm đó của anh bạn tôi, bị một số ít người cho rằng anh là một người keo kiệt, nhà có xe gắn máy mà lại không đi. Vả lại, từ nhà đến trường cách đâu bao xa, có tốn bao nhiêu là xăng mà phải tiết kiệm. Hơn nữa là thầy giáo mà lại đi xe đạp, trông kỳ lắm!...

 Anh tâm sự: Ban đầu khi nghe những câu nói châm biếm, mỉa mai ấy anh rất buồn, nhưng rồi cũng quen dần và coi như chuyện chẳng có gì. Quan trọng là bản thân mình biết và hiểu được việc làm của mình là được.

Thiết nghĩ là giáo viên hay bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa, thì việc đi làm bằng xe đạp đâu có gì là xấu! Quan niệm của bạn tôi là rất đúng và việc làm của anh ấy đáng để trân trọng. Anh đã gạt bỏ mặc cảm trong cuộc sống để thực hiện “cần, kiệm” như lời Bác đã dạy; nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, việc tiết kiệm là chuyện rất cần thiết đối với mọi người, dù chỉ là việc nhỏ cũng đáng quý.

Nguyễn Văn Dô


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.