Multimedia Đọc Báo in

Chuyện tặng quà thầy cô

09:25, 22/11/2013
Đến hẹn lại lên, mỗi năm hễ cứ gần đến ngày 20-11 thì lại rộ lên chuyện tặng quà cho thầy cô giáo. Đây là một thông lệ rất phổ biến của nhiều người trong những năm gần đây. Tôi có đứa cháu năm nay học tiểu học. Chưa đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 mà cháu đã nhắc cha mẹ mua quà sẵn để đi tặng thầy cô. 

Quả thật, bây giờ rất nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng cần tặng quà cho thầy cô giáo vào dịp lễ, tết để bày tỏ lòng biết ơn. Tùy theo khả năng của từng gia đình mà họ chọn cách tặng quà khác nhau, có thể là bằng hiện vật thông dụng như quần áo, vải vóc… hoặc đa phần phụ huynh, học sinh chọn cách tặng … “bao thư” cho tiện lợi bởi thầy cô giáo có thể mua thứ gì thì mua theo sở thích. Tặng quà cho thầy cô còn là cách mà nhiều phụ huynh chọn với mong muốn giáo viên sẽ quan tâm đến con em mình nhiều hơn.

Đứng ở góc độ là giáo viên, tôi lại nghĩ khác. Chuyện học sinh nhớ đến công ơn thầy cô giáo là chuyện rất cần thiết và đáng để khen ngợi, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Người giáo viên cũng cảm thấy tự hào, xúc động khi biết học trò còn nhớ công ơn mà mình đã dạy dỗ. Tuy nhiên, không phải cứ nhất thiết tặng quà thì mới nhớ đến công ơn dạy dỗ của thầy cô. Nghĩ như thế là không đúng và trở nên thực dụng. 

Có nhiều cách để phụ huynh và học sinh bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, như: thường xuyên thăm hỏi hay gửi lời chúc nhân ngày lễ, tết… Bên cạnh đó, một điều quan trọng nhất mà dường như nhiều phụ huynh và học sinh chưa nghĩ đến: đối với giáo viên, niềm vui lớn nhất là học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi, biết kính trọng thầy cô, vâng lời người lớn. Thay vì nghĩ cách tặng quà hay “bao thư” cho cô, các bậc phụ huynh nên chung tay cùng với nhà trường, thầy cô giáo trong việc dạy dỗ, giáo dục con em mình, không nên phó mặc cho nhà trường; tạo mọi điều kiện để con em mình được học hành đến nơi đến chốn. Đó mới là món quà quý nhất dành tặng thầy cô giáo!

Nguyễn Văn Dô


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.