Multimedia Đọc Báo in

Toàn quốc phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52% vào cuối năm 2014

13:55, 07/02/2014

Để góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã được Quốc hội thông qua, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH)  vừa ký ban hành Chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2014.

Theo đó, Chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2014 đặt các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu như: tạo việc làm cho 1,6 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2014 đạt 52%; tuyển mới dạy nghề 1.780 nghìn người; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,7 – 2,0% so với năm 2013, trong đó các huyện nghèo giảm 4%...

1
Dạy nghề  về xây dựng dân dụng tại Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana. Ảnh: minh họa

Ngành LĐ-TB&XH cũng đặt mục tiêu mở rộng diện tham gia và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tranh chấp lao động; quản lý chặt chẽ lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Cải thiện, nâng cao đời sống cho đối tượng bảo trợ xã hội, tạo điều kiện để các đối tượng vươn lên hoà nhập cộng đồng; chủ động dự trữ nguồn lực tại chỗ, kịp thời khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân vùng bị thiên tai, mất mùa, thiếu đói.

Đồng thời thực hiện các quyền của trẻ em, đảm bảo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em; 82% xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em; 85% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc; giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xuống dưới 5,5%; 65% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được tiếp cận các dịch vụ y tế không phải trả tiền...

Để đạt được các chỉ tiêu trên, Bộ LĐ-TB&XH đã đề ra các giải pháp như: Phát triển thị trường lao động, tạo việc làm cho người lao động; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động; thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, cải thiện điều kiện lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện toàn diện quyền trẻ em.

N.X (Nguồn Dangcongsan.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.