Multimedia Đọc Báo in

Thị xã Buôn Hồ: Phát huy vai trò của hòa giải cơ sở

08:46, 25/03/2014
Nhằm phát huy vai trò của hòa giải ở cơ sở, đưa các hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày càng nâng cao về chất lượng và mang lại những hiệu quả thiết thực trong cộng đồng dân cư, trong những năm qua, thị xã Buôn Hồ luôn quan tâm chú trọng đến công tác kiện toàn, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các tổ hòa giải.
 
Với phương châm “hoạt động của nhân dân do nhân dân tiến hành”, việc tổ chức bầu chọn đội ngũ hòa giải viên được định hướng phải bảo đảm dân chủ, đa dạng về thành phần, phù hợp với đặc điểm, tình hình, có sự gần gũi, hiểu biết về cộng đồng dân cư, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư và có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân… Nếu như năm 2009 toàn thị xã mới có 91 tổ hòa giải với 430 hòa giải viên, thì đến nay con số đó đã lên đến 151 tổ với 711 hòa giải viên. Bằng sự hiểu biết pháp luật và lòng nhiệt tình, lực lượng hòa giải cơ sở ở thị xã Buôn Hồ đã hòa giải thành hàng nghìn vụ việc mâu thuẫn trong nhân dân. Tính riêng trong năm 2013, các tổ hòa giải cơ sở đã hòa giải thành được 91/169 vụ việc phát sinh tại cơ sở. Để hòa giải thành một vụ việc mâu thuẫn trong nhân dân, đặc biệt là trong nội bộ đồng bào dân tộc thiểu số, các hòa giải viên và các tổ hòa giải phải vừa am hiểu phong tục tập quán của đồng bào, vừa nhiệt tâm với công việc hòa giải; giúp người dân ứng xử hợp lý, hợp tình trong mọi mối quan hệ. Cũng từ đây các tập tục lạc hậu, bạo lực gia đình, ngược đãi phụ nữ dần dần được loại bỏ, mối đoàn kết trong nhân dân được tăng cường.
 
Hòa giải viên phường An Lạc đến từng nhà dân để tuyên truyền,  phổ biến pháp luật
Hòa giải viên phường An Lạc đến từng nhà dân để tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Không chỉ tiên phong trong việc “hướng dẫn, thuyết phục, dàn xếp, giúp đỡ” những mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, lực lượng hòa giải viên cơ sở còn phối hợp với Ban Vận động Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, những người có uy tín (nhất là những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo) tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệt tình hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do cấp trên phát động. Các phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; xây dựng nông thôn mới… được thực hiện tốt đều có phần đóng góp của công tác hòa giải ở cơ sở. Trong năm 2013 đã có 18.375/21.742 hộ đạt gia đình văn hóa; 120/149 thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa; 12/12 xã, phường đăng ký xây dựng “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “phường đạt chuẩn văn minh đô thị; 12/12 xã, phường xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình… là những minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi các phong trào do Đảng, Nhà nước phát động.

Có thể nói, qua công tác hòa giải ở cơ sở đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân. Công tác hòa giải cơ sở cũng đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương của Đảng và Nhà nước, từng bước xây dựng ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; từ đó góp phần to lớn trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

 Hoàng Văn Tuấn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.