Thôn Tân Sơn - điển hình trong công tác dân số ở huyện Krông Pak
Gia đình anh Đỗ Văn Chung - một gia đình văn hóa tiêu biểu ở xã Ea Knuêk. |
Bên cạnh đó, cộng tác viên dân số của thôn tích cực phối hợp với các đoàn thể lồng ghép tuyên truyền, tư vấn về các biện pháp tránh thai hiện đại, những nguy cơ của tảo hôn, phân tích lợi ích của KHHGĐ đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em và đời sống mỗi gia đình. Cộng tác viên dân số thường xuyên rà soát địa bàn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, phân nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đến cặp vợ chồng đã sinh 2 con để hướng dẫn và cung cấp các biện pháp tránh thai khi đối tượng có nhu cầu. Với sự nỗ lực của Ban tự quản và cộng tác viên dân số, ý thức của người dân ở thôn Tân Sơn đã chuyển biến tích cực. Từ suy nghĩ thích sinh đông con đã tự giác sinh ít con để chăm sóc và nuôi dạy cho tốt. Hiện nay, thôn Tân Sơn có 78 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó có 80% cặp sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; từ năm 1998 đến nay – 16 năm liền không còn trường hợp sinh con thứ 3 trở lên.
Ông Phạm Minh Tuấn, Trưởng thôn Tân Sơn cho biết: Nhờ thực hiện tốt KHHGĐ nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong thôn được nâng lên rõ rệt. Số hộ khá giàu chiếm gần 70%, thu nhập bình quân đầu người 25 triệu đồng/năm, 79,8% gia đình văn hóa; 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường (năm học 2013-2014 có 14 học sinh đạt học sinh giỏi các cấp), không còn trẻ bị suy dinh dưỡng; năm 2006, thôn Tân Sơn được công nhận là Thôn Văn hóa. Với thành tích 16 năm liền không có người sinh con thứ 3, thôn Tân Sơn trở thành điển hình trong công tác dân số-KHHGĐ ở huyện Krông Pak.
Võ Thảo
Ý kiến bạn đọc