Multimedia Đọc Báo in

Phụ nữ xã Ea Kpam học và làm theo gương Bác

09:41, 10/09/2014
Hội Phụ nữ xã Ea Kpam (Cư M’gar) hiện có 1.314 hội viên, tham gia sinh hoạt ở 9 chi hội thôn, buôn. Với chủ đề “Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”, Hội Phụ nữ xã đã đăng ký xây dựng các mô hình học tập và làm theo rất thiết thực, cụ thể như: “Ống tiền tiết kiệm”, “Heo đất tiết kiệm” và các mô hình “Tổ, nhóm phụ nữ tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập”…

Để việc học và làm theo Bác đi vào chiều sâu, Hội Phụ nữ xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng chương trình, nội dung hoạt động cụ thể cho từng chi hội, trong đó đặc biệt chú trọng tính tiên phong, gương mẫu của các cán bộ phụ nữ; từ đó đã thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã đăng ký tham gia vào các mô hình. Tính đến nay, Hội Phụ nữ xã Ea Kpam đã xây dựng được 40 tổ “Phụ nữ tiết kiệm” gồm 860 thành viên tham gia với số tiền tiết kiệm hơn 411 triệu đồng; 22 tổ “Hùn vốn xoay vòng” gồm 105 thành viên tham gia với 719,8 triệu đồng. Số tiền này được dùng để giúp đỡ những chị em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vay lãi suất thấp, hoặc không tính lãi để phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống. Đặc biệt, 100% chi hội đều đã xây dựng được mô hình “Hũ gạo tiết kiệm” và “Ống tiền tiết kiệm’; trong đó, mô hình “Ống tiền tiết kiệm” đã huy động được hơn 40 triệu đồng để hỗ trợ không hoàn lại cho các chị em có hoàn cảnh khó khăn, mô hình “Hũ gạo tiết kiệm” mỗi năm quyên góp được hàng trăm ki-lô-gam gạo từ các hội viên để giúp đỡ cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Từ sự giúp đỡ này, nhiều hội viên đã vượt khó vươn lên ổn định cuộc sống… Đơn cử như trường hợp chị Nguyễn Thị Lan ở thôn 3. Chồng mất, một mình chị Lan phải gánh vác mọi công việc trong gia đình, nuôi mẹ già và con trai đang tuổi ăn học.  Nguồn sống của cả gia đình chị chỉ trông vào thu nhập từ gần 40 cây cà phê trồng xung quanh nhà và tiền công làm thuê của chị. Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị, Chi hội phụ nữ thôn 3 đã hỗ trợ gần 1 triệu đồng để chị Lan phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình. Đây là số tiền của các chị em trong thôn đã tiết kiệm được thông qua mô hình “Nuôi heo đất tiết kiệm”. Số tiền được hỗ trợ tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình chị Lan, thể hiện sự cảm thông chia sẻ giữa các hội viên phụ nữ trong thôn.

Trung Dũng 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.