Multimedia Đọc Báo in

Hội thi tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử trong ngành Y

18:58, 14/01/2015

Ngày 13-1, khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử trong ngành Y.

Tham dự Hội thi có 4 đội  là các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh. Với 2 phần thi gồm thi tiểu phẩm và thi kiến thức, các đội đã mang đến Hội thi những sự việc, tình huống đã và đang diễn ra tại cơ sở khám chữa bệnh đang được xã hội quan tâm như: ứng xử của bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý đối với bệnh nhân và thân nhân người bệnh; ứng xử của nhân viên y tế đối với nhân viên y tế...

Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh tặng hoa chúc mừng hội thi
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh tặng hoa chúc mừng Hội thi

Sau một ngày tranh tài sôi nổi, Đội thi với tiểu phẩm "Một nhát, hai nhát" đã trở thành đội xuất sắc nhất được cả Ban Giám khảo và khán giả bình chọn. Đội thi có tiểu phẩm "Chuyện thường ngày" đoạt giải Nhì. Hai giải Ba thuộc về các đội có tiểu phẩm dự thi "Thầm lặng" và "Chuyện ở phòng cấp cứu". Ngoài ra, khán giả cũng bình chọn thí sinh xuất sắc nhất Hội thi là điều dưỡng Hồ Thị Bảo Linh; điều dưỡng Hồ Thị Thu Hương là thí sinh xuất sắc nhất do Ban Giám khảo bình chọn.

Các thí sinh tham gia dự thi với tiểu phẩm
Các thí sinh tham gia dự thi với tiểu phẩm "Chuyện thường ngày"

Tổ chức Hội thi nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, viên chức khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh nói riêng và bệnh viện nói chung trong việc xây dựng bệnh viện thân thiện; tạo nên phong trào thi đua thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, viên chức cùng người bệnh và cộng đồng thực hiện tốt văn hóa giao tiếp, ứng xử trong các cơ sở khám chữa bệnh. 

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.