Multimedia Đọc Báo in

Giới thiệu 54 thanh niên khuyết tật đến các cơ sở sản xuất học nghề và làm việc

19:10, 11/05/2015

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh cho biết, từ năm 2009 đến tháng 5- 2015, Trung tâm đã giới thiệu 54 thanh niên khuyết tật đến các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh học nghề và làm việc.

1
Người khuyết tật học nghề Tranh ghép gỗ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh

Cụ thể, các em đã được giới thiệu học nghề và làm các công việc như: dập hạt làm áo khoác xe ô tô, cuốn mô tơ, tranh ghép gỗ, may, thêu túi thổ cẩm, trồng hoa lan, điêu khắc gỗ, phô tô shop, làm chổi, bỏ phôi dập chai, nhập dữ liệu vào máy vi tính, rửa xe, bán hàng, mộc cao cấp. Đến nay, có 21 em đang làm hoặc tự mở cơ sở sản xuất riêng.

Theo đánh giá của Trung tâm, công tác định hướng, giới thiệu học nghề và làm việc đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp thanh niên khuyết tật có việc làm, thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, xã hội.

 Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.