Multimedia Đọc Báo in

Tấm lòng các chiến sĩ biên phòng

09:13, 11/05/2015
Đã mấy năm nay, căn nhà của bà Lữ Thị Sáng ở thôn 13, xã Ia R’vê (huyện Ea Súp) thường xuyên đón các chiến sĩ biên phòng đến thăm, nhất là từ khi phát hiện ra hai đứa cháu của bà đều mắc bệnh hiểm nghèo.

Năm 1996, gia đình bà Lữ Thị Sáng rời quê hương Thanh Hóa vào xã Ia R’vê lập nghiệp. Trên quê hương mới, gia đình bà cũng như những gia đình khác dần ổn định cuộc sống. Vợ chồng người con trai của bà lần lượt sinh hai đứa cháu bụ bẫm là Lương Tiến Dũng (sinh năm 2004) và Lương Tiến Sỹ (sinh năm 2009). Song nỗi bất hạnh từ đâu ập đến với gia đình bà Sáng khi hai cháu đến gần 3 tuổi thì có những biểu hiện bất thường. Một đứa năm nay đã 9 tuổi vẫn nằm bất động, một đứa thì bụng cứ to dần, suốt ngày ú ớ khóc ngằn ngặt, thể trạng ngày càng yếu đi. Bố của hai đứa trẻ mắc chứng thần kinh không bình thường, còn người mẹ từ năm 2012 đi làm ăn xa rồi không trở về. Gánh nặng gia đình dồn hết lên vai người bà năm nay đã 60 tuổi cũng mắc bệnh tiểu đường. Cuộc sống của ba bà cháu rất khó khăn, lo cái ăn cái mặc hằng ngày đã khó nên việc đưa các cháu đi khám, chữa trị trở nên quá sức. 

Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Ia R’vê đến thăm, tặng quà cho 3 bà cháu.
Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Ia R’vê đến thăm, tặng quà cho 3 bà cháu.

Biết được hoàn cảnh của gia đình bà Sáng như vậy, nhiều năm qua, Đồn Biên phòng Ia R’vê đã cử cán bộ tới động viên, thăm hỏi đồng thời trích quỹ tăng gia sản xuất của đơn vị hỗ trợ cho các cháu 300 nghìn đồng và 20 kg gạo mỗi tháng. Năm 2014, Chi đoàn của Đồn đã phát động quyên góp tiền mua tặng cho gia đình bà Sáng một cặp heo giống để giúp bà có thêm thu nhập. Trung úy Phạm Văn Hiếu, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Ia R’vê cho biết: Cán bộ, chiến sĩ của Đồn cũng chỉ có thể hỗ trợ, giúp đỡ phần nào cho cuộc sống của ba bà cháu bớt khó khăn. Để giúp đưa các cháu bé chữa trị bệnh, rất cần có cả sự chung tay giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng và những tấm lòng hảo tâm trong xã hội.

 Văn Nhương 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.