Multimedia Đọc Báo in

Giúp phụ nữ tự tin khẳng định mình

12:48, 01/07/2016

Từ năm 2010 đến nay, thực hiện Đề án 343 về tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Hội Phụ nữ TX. Buôn Hồ đã hỗ trợ, khuyến khích, động viên  hội viên, phụ nữ trên địa bàn tự tin trong giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn phát huy vai trò trong công tác.

Nhờ vậy, trên địa bàn thị xã đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế. Hơn 10 năm trước, chị Trần Thảo Linh lập gia đình và sinh sống tại Tổ dân phố 1, phường Bình Tân. Vốn đã không khá giả, khó khăn càng chồng chất khi hai đứa con lần lượt chào đời. Nhờ sự hỗ trợ của Chi hội phụ nữ địa phương, chị Linh mạnh dạn vay 10 triệu đồng mua máy mở tiệm hàn cơ khí tại nhà cho chồng, bản thân chị với nghề may được học từ trước cũng kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nhận thấy thị trường may mặc ở TP. Hồ Chí Minh khá phát triển, nhân công tại địa phương đều có tay nghề cao, chị đã chủ động tạo dựng liên hệ với các cửa hàng thời trang tại TP. Hồ Chí Minh, đồng thời thuê mặt bằng thành lập một xưởng may. Đến nay sau 3 năm, cơ sở may của chị đã hoạt động ổn định, nguồn hàng bảo đảm, chị Linh tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 9 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng, sau khi trừ chi phí mỗi tháng chị có thu ổn định gần 10 triệu đồng.

Cán bộ Hội Phụ nữ thị xã Buồn Hồ thăm cơ sở may của chị Linh (bìa phải).
Cán bộ Hội Phụ nữ thị xã Buồn Hồ thăm cơ sở may của chị Linh (bìa phải).

Bên cạnh đó, nhờ sự động viên giúp đỡ của tổ chức Hội Phụ nữ, nhiều chị từng mắc lầm lỗi đã nỗ lực hoàn lương, tự tin hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống. Như trường hợp của chị Đinh Thị Sâm (thôn Chà Là, xã Bình Thuận), cánh cửa cuộc đời tưởng chừng đã khép lại khi chị nhận bản án 6 năm tù giam vì tội “vô ý gây thương tích”. Nỗi khát khao trở về với cộng đồng, xã hội và gia đình là động lực để chị cải tạo tốt và được giảm án trước thời hạn 3 năm. Năm 2009, trở về địa phương, thời gian đầu chị luôn mang sự mặc cảm tự ti của người phạm tội, không dám tiếp xúc với bà con xóm làng. Nhưng được gia đình động viên, đặc biệt là các chị em trong Chi hội Phụ nữ luôn gần gũi động viên, chị đã bớt mặc cảm, dần hòa nhập với cuộc sống. Đặc biệt, Chi hội Phụ nữ còn đứng ra tín chấp với các tổ chức tín dụng cho chị vay hơn 20 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ cần cù chịu khó, 1,8 ha cà phê, 5 sào ruộng, 2 con bò đã mang lại cho gia đình chị nguồn thu nhập ổn định. Chị Sâm cảm kích: “Cũng nhờ các chị trong chi hội luôn gần gũi động viên mà tôi đã từng bước vượt qua định kiến, tự tin chiến thắng chính mình, cuộc đời tôi đã bước sang một trang mới tươi sáng hơn và không còn cảm thấy lạc lõng giữa cuộc đời”. 

Theo bà Nguyễn Phan Minh Tiết, Chủ tịch Hội Phụ nữ TX. Buôn Hồ cho biết: Việc triển khai Đề án 343 có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động của Hội, góp phần nâng cao nhận thức của mỗi hội viên phụ nữ trong rèn luyện các phẩm chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, giúp nữ cán bộ công chức, viên chức, hội viên phụ nữ trên địa bàn khẳng định được vai trò, vị thế của mình ở từng lĩnh vực học tập, công tác, lao động sản xuất.

Ninh Trang


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.