Multimedia Đọc Báo in

Hội Nông dân vận động hội viên không dùng chất cấm trong chăn nuôi

14:32, 28/09/2016

Thời gian qua, Hội Nông dân xã Ea Hu (huyện Cư Kuin) đã phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, cán bộ thú y xã vận động nông dân ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Đến nay, 100% hộ chăn nuôi trên địa bàn đã ký cam kết thực hiện không sử dụng chất cấm. Nhiều hộ nông dân rất ủng hộ chủ trương này và thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Như gia đình ông Trần Nho Hùng (thôn 5) làm nghề nuôi gà ấp trứng, mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 400 con gà giống. Mong muốn đạt lợi nhuận cao nhất song ông Hùng xem chất lượng sản phẩm là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Do đó, trong quá trình chăn nuôi, gia đình ông chỉ lựa chọn nguồn thức ăn cho gà từ các cơ sở buôn bán thức ăn chăn nuôi có uy tín, bảo đảm nghiêm ngặt chất lượng cám từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất. Ông Hùng tuyệt đối không sử dụng những thức ăn không rõ nguồn gốc, không phối trộn thêm bất cứ chất gì khác vào thức ăn cho gà. Hay như gia đình ông Dương Văn Công (thôn 6) hiện đang nuôi 2 con heo mẹ và 25 con heo thịt. Không muốn sử dụng thức ăn chăn nuôi có trộn chất cấm nhưng không biết phân biệt loại nào an toàn, loại nào có chất cấm, ông Công quyết định chỉ sử dụng một phần nhỏ cám công nghiệp, còn lại chủ yếu dùng cám lúa, cám bắp là những phụ phẩm nông nghiệp mà chính gia đình ông sản xuất được để làm thức ăn cho đàn heo.

Ông Nguyễn Dư Hảo, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Hu cho biết: “Trên địa bàn xã Ea Hu hiện có 8 cơ sở chăn nuôi, trong đó có 2 cơ sở chăn nuôi heo hàng hóa với quy mô từ 100 con trở lên; 6 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô từ 700 con trở lên và hàng chục hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đều cam kết không sử dụng thức ăn chăn nuôi có chất cấm nhằm hướng đến việc sản xuất sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm của địa phương”.    

                Mỹ Hằng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.