Multimedia Đọc Báo in

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ký kết chuyển giao kỹ thuật theo Đề án Bệnh viện vệ tinh

17:45, 25/11/2016

Sáng 25-11, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) đã ký kết chuyển giao kỹ thuật theo Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2016-2020 dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và Sở Y tế.

Theo mục tiêu của Đề án Bệnh viện vệ tinh, trong giai đoạn 2016-2020, BV Chợ Rẫy sẽ hỗ trợ BVĐK tỉnh xây dựng thành công 2 đơn vị vệ tinh là phẫu thuật tim và chấn thương chỉnh hình; nâng cao năng lực chuyên môn thông qua đào tạo chuyển giao kỹ thuật và tư vấn hội chẩn trực tuyến (telemedicine).

Cụ thể, kế hoạch đào tạo chuyên ngành phẫu thuật tim sẽ bao gồm 4 gói kỹ thuật: phẫu thuật bệnh lý tim bẩm sinh; phẫu thuật bệnh lý van tim; phẫu thuật bệnh lý động mạch vành; phẫu thuật bệnh lý động mạch chủ. Đối với chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình, BV Chợ Rẫy cũng sẽ đào tạo, chuyển giao 4 gói kỹ thuật: kỹ thuật kết hợp xương hiện đại; vi phẫu thuật; nội soi khớp và kỹ thuật thay khớp. Với mỗi chuyên ngành đều được thực hiện theo 2 giai đoạn: giảng dạy lý thuyết và huấn luyện thực hành tại Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Chợ Rẫy cử kíp y bác sĩ đến chuyển giao kỹ thuật tại BVĐK tỉnh.

Lãnh đạo
Lãnh đạo BV Chợ Rẫy và BVĐK tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2016-2020.

Được biết, thực hiện giai đoạn 1, tháng 6-2016, BVĐK tỉnh đã cử 1 kíp gồm 4 bác sĩ, 3 điều dưỡng đi học phẫu thuật tim hở tại BV Chợ Rẫy. Tháng 7-2016, BVĐK tỉnh tiếp tục cử đi bồi dưỡng nâng cao kiến thức đối với 1 ê kíp đã được đào tạo trước đây gồm 5 bác sĩ và 5 điều dưỡng, kỹ thuật viên. Đồng thời cũng đã cử 2 bác sĩ đi học thực hành vi phẫu trong thời gian 3 tháng tại BV Chợ Rẫy theo gói kỹ thuật chấn thương chỉnh hình.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.