Multimedia Đọc Báo in

Tạo điều kiện thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển

09:08, 02/11/2016

Trước thềm Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016-2021, Báo Đắk Lắk đã có cuộc phỏng vấn đồng chí TRẦN QUỐC CƯỜNG, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác phụ nữ ở tỉnh ta.

Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng,  Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

 * Thưa đồng chí, vấn đề nâng cao vị thế cho phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa được cụ thể hóa như thế nào qua các chương trình, hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp?

Với gần 290 nghìn hội viên, những năm qua các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Kết quả ấy có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền. Các cấp ủy đảng luôn quan tâm tới công tác phụ nữ và hoạt động của Hội, đưa chương trình hoạt động, mục tiêu phấn đấu và các vấn đề liên quan tới công tác này vào nội dung nghị quyết Đại hội, Chương trình hoạt động toàn khóa và nghị quyết, chỉ thị chuyên đề của cấp ủy.

Công tác phát triển nguồn nhân lực là nữ thể hiện qua các biện pháp và chương trình hoạt động cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước đối với công tác này. Các cấp ủy đảng lãnh đạo và tạo điều kiện cho các cấp Hội Phụ nữ tham gia có hiệu quả công tác tạo nguồn cán bộ nữ; bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ nữ có phẩm chất, năng lực; nâng cao tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tại địa phương. Hiện nay, trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đều có cán bộ lãnh đạo là nữ tham gia, bảo đảm tỷ lệ so với tiêu chí đặt ra của Trung ương và cao hơn so với nhiều địa phương trong khu vực và cả nước. Cụ thể, tại Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 có 2/9 đại biểu nữ tham gia Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; 583/2.685 cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ xã/phường, chiếm 21,7%...

*Để các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục hoạt động hiệu quả trong nhiệm kỳ 2016-2021 và những năm tiếp theo, cần quan tâm đến vấn đề gì, thưa đồng chí?

Trong những năm tới, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, công tác phụ nữ tỉnh ta chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức. Để hoạt động ngày càng tốt hơn và thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, các cấp Hội Phụ nữ cần nghiên cứu, vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xây dựng chương trình phù hợp tình hình thực tiễn địa phương. Đồng thời, tham mưu kịp thời và tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự hỗ trợ thiết thực của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể xã hội để tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào phụ nữ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu các đề án về phụ nữ của Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Cán bộ Hội Phụ nữ huyện Cư M’gar tuyên truyền cách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hội viên phụ nữ trên địa bàn.
Cán bộ Hội Phụ nữ huyện Cư M’gar tuyên truyền cách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hội viên phụ nữ trên địa bàn.

Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và phương pháp làm việc của đội ngũ cán bộ Hội phù hợp với thực tiễn cơ sở; xác định nhiệm vụ có trọng điểm với chủ đề, địa chỉ cụ thể. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội, nhất là cấp chi hội; đặc biệt quan tâm đến hoạt động của phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới. Các cấp Hội phải đẩy mạnh thực hiện chức trách của mình nhằm tiếp tục tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 11, ngày 27-4-2007, của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”; tăng cường cán bộ đi công tác cơ sở để nắm bắt thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm, phát hiện những vấn đề mới, những nhân tố mới trong tổ chức phong trào.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt thăm hỏi, động viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ea Súp
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt thăm hỏi, động viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ea Súp

Ngoài ra, Hội Phụ nữ các cấp cần phát huy hiệu quả các hình thức giao lưu, diễn đàn, chia sẻ kinh nghiệm; phát triển các kênh nắm bắt tình hình tư tưởng phụ nữ, dư luận xã hội; chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ; quan tâm vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia đề xuất chính sách, phản biện xã hội, phát huy 4 phẩm chất “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” xây dựng gia đình hạnh phúc…

*Xin cảm ơn đồng chí!

Vân Anh (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.