Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk cần trên 3.900 tỷ đồng thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững

11:10, 10/02/2017

Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Đắk Lắk có 81.592 hộ nghèo (chiếm 19,37%), 34.884 hộ cận nghèo (chiếm 8,28%); 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%; 62 xã có tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 45% trở lên.

21
Phụ nữ thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M'gar) tham quan, học tập mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn

Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Đắk Lắk tập trung triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, buôn đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.

21
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo xã Cư Êbur (TP. Buôn Ma Thuột) được hỗ trợ con giống phát triển sản xuất

Tổng nhu cầu vốn của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2016-2020 trên 3.954 tỷ đồng, trong đó, kinh phí thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên 1.046 tỷ đồng; kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo chung theo Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19-5-2011 của Chính phủ là hơn 2.908 tỷ đồng.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.