Multimedia Đọc Báo in

Cẩn trọng khi sử dụng máy thái cỏ

15:14, 23/04/2017

Máy thái cỏ làm thức ăn cho gia súc là một loại dụng cụ hỗ trợ đắc lực của người nông dân trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc theo hướng bán công nghiệp.

Bên cạnh những loại máy đa năng có chất lượng và giá cả khá cao, ở một số vùng nông thôn tại huyện Krông Bông đã xuất hiện loại máy thái cỏ mini do người dân tự nghiên cứu, chế tạo, có giá thành rẻ (từ 1-3 triệu đồng), phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều nông hộ. Máy thái cỏ này được chế tạo rất đơn giản, chỉ cần bộ dao phay gắn vào một mô tơ điện được đặt cố định trong một khung hộp bằng sắt, phía trên có bộ phận cửa rộng vừa đủ để đưa cỏ vào thái nhỏ theo kích cỡ 5 - 15 mm.

Tuy nhiên, do không có bộ phận che chắn ở phần cửa đưa cỏ vào nên nhiều người sử dụng đã bị tai nạn đáng tiếc trong quá trình vận hành. Cụ thể, vào ngày 25-1-2017, ông Võ Trung Hoa (thôn 1 xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) trong lúc thái cỏ làm thức ăn dự trữ cho bò do sơ ý đã để tay cuốn theo cỏ vào lưỡi dao phay khiến ông bị đứt 4 đốt ngón tay. Hay bà Amí Cúc, Amí Thê ( buôn Tliêr, xã Hòa Phong trong lúc đưa cỏ vào thái cũng bị cuốn vào dao phay khiến một người đứt 2 ngón tay, người kia may mắn hơn chỉ bị xây xát các đầu ngón tay. Trước đó, vào cuối năm 2016  một bé gái 13 tuổi ở thôn 1, xã Hòa Lễ cũng đã bị đứt 3 đốt ngón tay do bị cuốn vào máy thái cỏ. Mới đây, vào ngày 3-2-2017, bà Amí Yen (buôn Tliêr, xã Hòa Phong) trong lúc soi đèn cho người nhà thái cỏ đã vô ý chạm vào lưỡi dao phay và bị đứt 3 ngón tay.

Để tránh những rủi ro có thể xảy ra, thiết nghĩ các nhà sản xuất nên nghiên cứu cải tiến để máy thái cỏ bảo đảm an toàn hơn cho những người sử dụng; bên cạnh đó, bà con nông dân cần cẩn trọng hơn trong từng thao tác khi sử dụng máy thái cỏ cho gia súc.    

Mai Viết Tăng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.