Multimedia Đọc Báo in

Người phụ nữ mê múa xoang

08:44, 18/07/2017

Chị H’Lanh Niê (buôn M’Lốc A, xã Krông Jing, huyện M’Đrắk) mê múa xoang từ khi còn rất nhỏ.

Niềm đam mê múa xoang ngày càng lớn dần lên trong những dịp chị  cùng gia đình tham gia các lễ hội rộn ràng trong buôn làng. Yêu thích múa xoang, chị H’Lanh học từ các anh chị, già làng và một số nghệ nhân trong và ngoài buôn những động tác múa đơn giản đến những bài múa xoang hoàn chỉnh như: Vào hội, Mời rượu, Mời khách… Nhờ yêu thích, có năng khiếu và tiếp thu nhanh, chị nhanh chóng học thuộc những bài múa và được tham gia vào các lớp học múa xoang, đánh cồng chiêng do Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện M’Đrắk tổ chức. Những năm qua, dường như từng bài múa, từng động tác múa xoang đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chị.

Chị H'Lanh Niê (thứ 2, từ trái sang) cùng đội múa xoang xã Krông Jing (huyện M'Đrắk).
Chị H'Lanh Niê (thứ 2, từ trái sang) cùng đội múa xoang xã Krông Jing (huyện M'Đrắk).

Để bảo tồn và phát huy những làn điệu múa xoang của người Êđê, chị H’Lanh phối hợp với Ban Văn hóa xã Krông Jing tập trung những bạn trẻ thích múa xoang trong buôn M’Lốc A và các buôn lân cận như buôn Hoang, buôn M’Um, buôn Tai để thành lập các đội múa. Đến nay, xã Krông Jing đã có 3 đội múa xoang với trên 30 thành viên thường xuyên tham gia luyện tập. Nhờ vậy, nhiều chị em đã học và múa thành thạo nhiều bài múa xoang. Các đội múa xoang của xã không những phục vụ bà con trong buôn, trong xã mà còn thường xuyên đi biểu diễn ở những dịp lễ hội ở huyện, ở tỉnh, như Lễ hội Cà phê, Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017.

Không chỉ năng nổ trong hoạt động văn hóa, chị H’Lanh còn tích cực tham gia công tác xã hội và là Bí thư Chi đoàn năng nổ nhiệt tình của buôn M’Lốc A. Trên cương vị nào, chị H’Lanh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được bà con, đoàn viên, thanh niên trong buôn yêu quý.    

Thúy Diệp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.