Multimedia Đọc Báo in

Kiểm tra hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

17:48, 29/11/2017

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vừa thành lập đoàn kiểm tra công tác đào đạo nghề cho lao động nông thôn tại 15/15 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Đoàn đã tiến hành kiểm tra theo lịch và kiểm tra đột xuất, đối chiếu hồ sơ, sổ sách, đồng thời gặp gỡ trao đổi trực tiếp với người học nghề về thông tin lớp học, dự kiến việc làm sau học nghề.

Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giao chỉ tiêu đã thực hiện quản lý, tuyển sinh, tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho lao động nông thôn đúng quy định; hỗ trợ tiền ăn, đi lại đúng đối tượng; bảo đảm về thời gian đào tạo, nguyên vật liệu thực hành cho học viên; chú trọng công tác định hướng việc làm sau học nghề. 

21
Lớp may công nghiệp tại buôn Cư  Êbông (xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Tây Nguyên.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và học viên hiện nay là vấn đề giải quyết việc làm sau đào tạo, nhất là đối với nhóm ngành nghề sản xuất, chế tạo.

Nguyên nhân là do đối tượng tham gia học học nghề chủ yếu là người dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo nên chưa chủ động tìm việc làm và có tâm lý ỷ lại vào chính sách hỗ trợ; số lượng công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực chế tạo, sản xuất trên địa bàn tỉnh chưa nhiều nên nhu cầu tuyển dụng việc làm đối với lĩnh vực này còn hạn chế.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.