Multimedia Đọc Báo in

Nữ cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi

14:37, 27/12/2017

Năm 1985, chị Hoàng Thị Phượng là thanh niên xung phong đảm nhiệm việc thông tuyến đường vành đai biên giới Việt - Trung. Đến năm 1988, chị ra quân rồi theo gia đình vào lập nghiệp tại huyện M'Đrắk, lấy chồng và sinh sống tại tổ dân phố 9, thị trấn M'Đrắk.

Những ngày đầu trên quê hương mới, cuộc sống của gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn. Không có vốn sản xuất, vợ chồng chị chỉ biết trông vào đồng lương ít ỏi từ việc làm công nhân tại Hợp tác xã gạch ngói Chư Du và xí nghiệp gỗ của huyện lúc bấy giờ. Trước sự đeo bám của cái đói, cái nghèo, chị luôn trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Chị Phượng quyết định xin nghỉ việc tại hợp tác xã, ra chợ buôn bán. Sau khi tích lũy được ít vốn và mua được chiếc xe máy, chị bàn với chồng chịu khó đi về các thôn, buôn vùng sâu vùng xa thu mua nông sản về bán lại cho các đại lý. Dần dần, vợ chồng chị mua được đất làm rẫy, cuộc sống ổn định dần, có điều kiện cho con cái học tập. Chị Phượng còn xây dựng được ngôi nhà rộng hơn 100 m2 trị giá trên 400 triệu đồng, mua sắm được nhiều vật dụng và tiện nghi phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, với 6 ha rừng trồng, mua xe ôtô chạy dịch vụ và thu mua nông sản, bình quân mỗi năm gia đình chị thu lãi từ 150 – 200 triệu đồng.

Lãnh đạo Hội Cựu Thanh niên xung phong thị trấn M’Đrắk đến thăm gia đình chị Hoàng Thị Phượng (phải).
Lãnh đạo Hội Cựu Thanh niên xung phong thị trấn M’Đrắk đến thăm gia đình chị Hoàng Thị Phượng (phải).

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Phượng còn tích cực tham gia công tác xã hội. Với vai trò là Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, tổ trưởng tổ vay vốn, cộng tác viên bảo vệ chăm sóc bà mẹ và trẻ em ở tổ dân phố 9 (thị trấn M'Đrắk), chị luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra chị còn là hội viên tích cực của Hội Cựu thanh niên xung phong thị trấn. Gia đình chị đạt gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liên tục.         

Mỹ Sự


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.