Multimedia Đọc Báo in

Chương trình chia sẻ "Kiến thức, kỹ năng giáo dục giới tính trẻ em"

18:43, 20/04/2018

Trường Tiểu học Phan Bội Châu (TP. Buôn Ma Thuột) phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Phát triển kỹ năng Tây Nguyên vừa tổ chức chương trình chia sẻ “Kiến thức, kỹ năng giáo dục giới tính trẻ em” cho học sinh .

aaaa
Học sinh tham gia hoạt động tại chương trình.

Chương trình thu hút sự tham gia sôi nổi của hơn 700 học sinh toàn trường, với nhiều hoạt động thiết thực như: chơi các trò hỏi đáp kiến thức, thực hành xử lý các tình huống giả định… Nhờ đó, những vấn đề tưởng chừng như nhạy cảm, khó nói đã được cô và trò trao đổi, chia sẻ thoải mái, tự nhiên thông qua các nội dung: “Yêu cơ thể em”, “Năm bộ phận nhạy cảm bất khả xâm phạm trên cơ thể”, “Luật bàn tay”, “Nhận diện các hành vi bị coi là xâm hại tình dục”…

aaaa
Học sinh Trường Tiểu học Phan Bội Châu tham gia chương trình chia sẻ. 

Thông qua đó các em đã trang bị cho mình những kiến thức để bảo vệ bản thân như: cách gọi tên chuẩn xác các bộ phận riêng tư trên cơ thể; những người có quyền đụng chạm vào vùng riêng tư của trẻ; cách phân biệt hành vi yêu thương và hành vi xâm hại tình dục; biện pháp phòng tránh xâm hại tình dục và kỹ năng xử lý an toàn khi bị các đối tượng xấu lợi dụng…

aaaa
Học sinh tham gia trò chơi hỏi đáp kiến thức

Được biết, đây là chương trình phi lợi nhuận của Trung tâm Đào tạo và Phát triển kỹ năng Tây Nguyên dành cho nhiều đối tượng như: phụ huynh, học sinh khối mầm non 5-7 tuổi, khối Tiểu học 8-10 tuổi, khối học sinh THCS, THPT 11-17 tuổi; mỗi đối tượng lại có những nội dung khác nhau phù hợp với tâm sinh lý, nhằm cung cấp kiến thức khoa học cho trẻ về giới tính và tình dục an toàn; giúp trẻ chủ động nhận diện, ứng phó khi bị lạm dụng tình dục, xâm hại tình dục.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.