Multimedia Đọc Báo in

Niềm mong ước của cậu bé bị ung thư máu

08:51, 19/07/2018

Mới 6 tuổi nhưng cháu Y Olai Niê (SN 2012), dân tộc Êđê, ở buôn Trắp, xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar) đã mắc bệnh ung thư máu, thường xuyên phải điều trị dài ngày tại bệnh viện.

Y Olai là con thứ hai của vợ chồng chị H’Li Niê. Khi còn nhỏ, Y Olai cũng khỏe mạnh như anh em mình nhưng đến đầu năm 2017, cháu thường xuyên đau yếu, phải nhập viện điều trị mà vẫn không hết bệnh. Khi gia đình đưa cháu đi khám ở Bệnh viện Nhi đồng tại TP. Hồ Chí Minh thì phát hiện cháu bị bệnh ung thư máu. Từ đó, cháu phải điều trị dài ngày tại bệnh viện với chi phí rất cao cho các loại thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm chi trả. Thời gian qua, cháu phải điều trị bằng hóa chất, có lúc phải nằm viện vài tháng rồi xuất viện, về nhà vài ngày lại tiếp tục nhập viện.

Y Olai thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện.
Y Olai thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện.

Gia đình Y Olai có hơn 3 sào đất cà phê trồng xen hồ tiêu, những lúc nông nhàn bố mẹ em lại đi làm phụ hồ để kiếm tiền trang trải hàng ngày. Chịu khó tích lũy nên gia đình cũng xây dựng được nhà cửa khang trang. Tuy nhiên, từ khi con trai mắc bệnh hiểm nghèo, bố mẹ em đã phải bán hết tài sản và vay mượn người thân với những mong mỏi sẽ chữa khỏi bệnh cho con. Chị H’Li Niê không ngăn được nước mắt: “Vợ chồng tôi đã bán hết tài sản có giá trị trong nhà để lấy tiền đi chữa bệnh cho con, nay rất khó khăn, phải chạy ăn từng bữa và vay mượn tiền những lúc đưa con đi viện điều trị. Dù bệnh tật nhưng Y Olai ngoan lắm, khi đỡ mệt là cháu lại đem sách vở ra học, rồi muốn đi chăn bò như các bạn cùng trang lứa ở trong buôn”.

Niềm mong ước của cậu bé 6 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo khiến ai cũng cảm thấy thật xót xa: “Con mong mình khỏe mạnh để đi chăn bò, chăn dê giúp bố mẹ có thu nhập thêm, để bố mẹ con không phải khổ vì con bệnh tật nữa”. 

Trung Hải


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.