Multimedia Đọc Báo in

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW: Nâng "chất" đội ngũ công nhân viên chức lao động

08:49, 02/08/2018

Việc cụ thể hóa và quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28-1-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã góp phần xây dựng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) vững mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Công đoàn.

Chuẩn hóa đội ngũ CNVCLĐ

Sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 28-4-2008, tổ chức quán triệt nội dung nghị quyết và chỉ đạo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc xây dựng, ban hành chương trình hành động sát với tinh thần nghị quyết và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương. Bên cạnh đó, nhằm xây dựng giai cấp công nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng vững mạnh, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 87-KH/TU ngày 17-11-2009 về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Với vai trò và nhiệm vụ của mình, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức các lớp học tập nghị quyết, xây dựng đề cương bài giảng, tài liệu hỏi đáp về nghị quyết, kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật cho đoàn viên, người lao động, giúp họ bắt nhịp với công việc, quy trình sản xuất công nghiệp, ổn định sản xuất kinh doanh.

Công nhân Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk cắt tỉa cây xanh trên đường Nguyễn Tất Thành, TP. Buôn Ma Thuột.
Công nhân Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk cắt tỉa cây xanh trên đường Nguyễn Tất Thành, TP. Buôn Ma Thuột.
 
“Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động lớn đến đội ngũ CNVCLĐ. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi mỗi CNVCLĐ phải tự khẳng định mình qua ý thức giai cấp, bản lĩnh chính trị, trình độ mọi mặt và năng lực thực tiễn, tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ”.
 
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Công Bảo

Để chuẩn hóa đội ngũ CNVCLĐ, các cấp công đoàn đã phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động học tập, nâng cao trình độ. Theo thống kê, bình quân hằng năm có 5,9% người lao động được học tập nâng cao trình độ học vấn, 5,95% người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, 2.434 người tham gia thi tay nghề, thi thợ giỏi… Trong 10 năm qua đã có 5.638 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua như: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”… được Tổng LĐLĐ, LĐLĐ tỉnh tặng Cờ thi đua và Bằng khen.

Hướng hoạt động công đoàn về cơ sở

Trong 10 năm (2008-2018), các cấp công đoàn trong tỉnh đã kết nạp trên 15.000 đoàn viên và thành lập 148 công đoàn cơ sở, nâng tổng số lên 79.384 đoàn viên và 1.778 công đoàn cơ sở. Các cấp công đoàn tích cực tham gia xây dựng Đảng, đã giới thiệu 16.711 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.

Tổ chức Công đoàn vững mạnh đã góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống, giải quyết có hiệu quả những bức xúc của công nhân. Công đoàn đã tham gia thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể. Hiện nay, toàn tỉnh có 190 doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, thưởng, tham quan du lịch… Bên cạnh đó, các cấp công đoàn đã phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát 172 cuộc tại 1.096 doanh nghiệp về thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động. Các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, CNVCLĐ đã được công đoàn triển khai với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Trong 10 năm qua đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 1.142 nhà Mái ấm công đoàn với tổng kinh phí trên 28 tỷ đồng. Chương trình “Tết sum vầy” được triển khai từ năm 2015 đến nay đã hỗ trợ vé tàu xe, thăm, tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo với tổng số tiền hơn 3,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các công đoàn cơ sở đã tích cực xây dựng quỹ Đoàn kết tương trợ với số tiền trên 29 tỷ đồng giải quyết cho 32.738 lượt đoàn viên vay phát triển kinh tế, cải thiện đời sống…

Công nhân Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi chế biến cà phê nhân theo công nghệ chế biến ướt.
Công nhân Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi chế biến cà phê nhân theo công nghệ chế biến ướt.

Theo bà Võ Thị Hạnh, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, đội ngũ CNVCLĐ trong tỉnh đã có những bước phát triển lớn mạnh về số lượng (từ 68.033 người lên 81.757 người), chất lượng cũng không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.