Multimedia Đọc Báo in

Tuổi thơ mưu sinh vất vả

08:05, 12/08/2018

Giữa cái nắng đổ lửa, trên cánh đồng buôn Phiết, xã Yang Tao (huyện Lắk) có hơn chục người dân tộc thiểu số đang mưu sinh vất vả. Dừng lại quan sát, chúng tôi phát hiện hơn nửa trong số ấy là trẻ em, đặc biệt có em còn rất nhỏ chỉ khoảng 5 đến 6 tuổi.

Công việc các em đang tham gia cùng bố mẹ đó là bắt hến. Nước ruộng có chỗ ngập quá đầu gối người lớn, nên tất cả phải cúi gập người; các em nhỏ có em chỉ còn cái đầu ở trên mặt nước, dùng các dụng cụ như: thau, chậu, rổ, rá, dần, sàng… để cào bùn và đãi chọn ra những con hến bé xíu. Mỗi con hến chỉ lớn hơn đầu ngón tay, mỗi lần cào và đãi bùn như vậy chỉ thu được vài con. Công việc hết sức vất vả nhưng thi thoảng được một mẻ nhiều hến, các em nhỏ lại chụm đầu vào nhau khoe sản phẩm mình làm được và tất cả cười sảng khoái. Được biết với số lượng người và làm việc quần quật suốt ngày như vậy, cuối ngày dồn lại cũng chỉ được một vài gùi hến, bán tại chỗ cho người đến thu mua, mỗi gùi khoảng 70.000 đồng.

Nhiều em nhỏ đi  bắt hến cùng  bố mẹ.
Nhiều em nhỏ đi bắt hến cùng bố mẹ.

Nhìn các em, chúng tôi lại thương cảm khi nghĩ đến hình ảnh những đứa trẻ ở thành phố được bố mẹ cho đi tham quan tắm biển hoặc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Mùa hè với nhiều đứa trẻ vùng nông thôn nghèo khó cũng là mùa vất vả mưu sinh…

                                                                                   Trương Nhất Vương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.