Multimedia Đọc Báo in

Nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm

14:56, 24/09/2018

Thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh, thời gian qua tình hình nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) trên địa bàn đã được kiểm soát và có chiều hướng giảm dần.

Tính đến 31-8-2018, toàn tỉnh có 1.557.536 người tham gia BHYT (đạt tỷ lệ bao phủ 81,15% dân số toàn tỉnh); 101.317 người tham gia BHXH bắt buộc; 1.839 người tham gia BHXH tự nguyện; 86.237 người tham gia BHTN. Tổng số thu là 1.779.331 triệu đồng, đạt 62,85% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 165.046 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2017.  

Đại lý thu BHXH, BHYT của huyện Krông Ana tuyên truyền cho người dân về chính sách BHXH, BHYT.
Đại lý thu BHXH, BHYT của huyện Krông Ana tuyên truyền cho người dân về chính sách BHXH, BHYT.

Cũng tính đến thời điểm 31-8-2018, tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN phải tính lãi là 89.685 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,16% so với số phải thu, giảm 0,34% so với tỷ lệ nợ cùng kỳ năm 2017, nhưng so với tỷ lệ BHXH Việt Nam giao vẫn còn ở mức cao. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn chủ yếu do một số doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; một số khác lại cố tình chây ỳ, lách luật trốn đóng, chậm đóng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. 

Được biết, để giảm nợ đọng đến mức thấp nhất, ngoài việc tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị sử dụng lao động, BHXH tỉnh còn đề ra nhiều biện pháp như: đôn đốc nhắc nhở trực tiếp, gửi văn bản đôn đốc của ngành BHXH, Tổ Công tác liên ngành đến các đơn vị; tăng cường công tác thanh tra đột xuất, thanh tra chuyên ngành đối với những đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN dây dưa, kéo dài. Đồng thời BHXH tỉnh cũng còn ra quyết định xử phạt và lập hồ sơ chuyển cơ quan Công đoàn, Công an đề nghị khởi kiện ra tòa đối với một số đơn vị cố tình chây ỳ, trốn đóng theo quy định.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.