Multimedia Đọc Báo in

Người cán bộ Hội gương mẫu, làm kinh tế giỏi

08:40, 08/01/2019

Năm nay đã hơn 70 tuổi nhưng ông Phạm Thế Luyến, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Cư Huê (huyện Ea Kar) vẫn nhanh nhẹn, nhiệt tình trong công việc. Ông không chỉ là cán bộ Hội gương mẫu, tận tụy với công việc mà còn là hộ sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương.

Tham gia công tác Hội đã hơn 15 năm, thời gian đầu mới nhận nhiệm vụ ông Luyến gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các phong trào. Tuy nhiên, với phương châm “Mưa dầm thấm lâu”, ông đã đến từng nhà để động viên hội viên người cao tuổi trong xã tham gia các buổi sinh hoạt phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông cũng luôn bám sát các chương trình hành động của Hội cấp trên để tổ chức các hoạt động phù hợp thu hút hội viên tham gia, phát huy vai trò nêu gương sáng của người cao tuổi cho con cháu học tập, noi theo.

Từ năm 2014 đến nay, Hội Người cao tuổi xã Cư Huê đã kết nạp được 258 hội viên mới, nâng tổng số hội viên lên 714 người. Toàn xã có 5 chi hội người cao tuổi có câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, bóng bàn thu hút đông đảo hội viên tham gia luyện tập thường xuyên. Trong những năm qua hội viên người cao tuổi đã hiến hơn 3.000 m2 đất, hơn 1.000 cây trồng các loại và hơn 100 triệu đồng xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 92% hộ hội viên được công nhận là gia đình văn hóa; số hội viên đạt danh hiệu "Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo" đạt hơn 80% và 260 cụ đạt danh hiệu “Tuổi cao, gương sáng”.

Ông Phạm Thế Luyến, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Cư Huê (huyện Ea Kar).
Ông Phạm Thế Luyến, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Cư Huê (huyện Ea Kar).

Không chỉ năng động trong công tác Hội, ông Luyến còn được biết đến là tấm gương đi đầu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa và tích cực lao động sản xuất. Mô hình cà phê xen hồ tiêu của gia đình ông hiện cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng/năm.

Hoàng Nguyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.