Multimedia Đọc Báo in

Đừng để quà Tết trao nhầm đối tượng!

10:16, 07/03/2019

Trong mỗi dịp Tết Nguyên đán, các cấp công đoàn trên cả nước lại có nhiều hoạt động chung tay chăm lo Tết cho lao động nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Trong đó, một nội dung chính là trao các phần quà gồm tiền mặt, nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống để giúp người lao động đón một cái Tết ấm cúng, tươi vui. Điều đáng nói ở đây là trong khi phần lớn các món quà được trao đến đúng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ thì vẫn có không ít phần quà trao “nhầm đối tượng”.

1
Công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn nhận quà tại chương tình "Tết sum vầy" năm 2019 của Liên Đoàn Lao động tỉnh. (Ảnh minh họa).

Cụ thể, trong buổi dự chương trình “Tết sum vầy” 2019 của một địa phương trên địa bàn tỉnh, chúng tôi cảm nhận được niềm vui và sự háo hức của nhiều lao động khi chờ đợi để được nhận những phần quà của chương trình. Với họ, dẫu giá trị phần quà đó chẳng đủ để sắm sửa cho những ngày Tết nhưng cũng chia sẻ bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống. Sau phần trao quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đến chương trình “bốc thăm trúng thưởng” với phần quà là những chiếc phong bì trị giá từ vài trăm nghìn đến một triệu đồng. Khi những giải thưởng nhỏ nhất được bốc và trao cho người nhận, đến phần quà có trị giá cao nhất lại được Chủ tịch Công đoàn một đơn vị bốc trúng! Trong khi đó, đáng lẽ ra những chiếc phiếu bốc thăm này chỉ dành riêng cho những đoàn viên, người lao động nghèo đến nhận quà trong chương trình. Không chỉ thế, sau buổi trao quà, chúng tôi cũng không khỏi bất ngờ khi thấy khá nhiều người được nhận quà ra về trên những chiếc xe máy đắt tiền, có người còn đi cả xe ô tô riêng; thậm chí, có người ra đến nhà xe thì chỉ lấy phong bì tiền mặt, còn túi quà thì cho người khác!

Quả thực, trong mỗi chương trình, hoạt động thường khó tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn, nhưng việc để nhầm, lọt đối tượng được nhận quà không đúng quy định thật khó chấp nhận. Những người làm công tác tổ chức nên lưu ý có giải pháp kiểm soát chặt chẽ, rà soát kỹ hơn nữa để bảo đảm việc trao quà đến đúng người được nhận, bởi trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người có hoàn cảnh thực sự khó khăn cần được hỗ trợ.

Châu Tuấn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.