Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn kỹ năng phòng ngừa nguy cơ, tự bảo vệ cho trẻ em

17:04, 04/07/2019

Ngày 4-7, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng ngừa nguy cơ, tự bảo vệ cho trẻ em trong phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em.

Tham gia tập huấn có các cán bộ công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, cùng gần 100 học sinh nòng cốt trên địa bàn tỉnh.

Các học viên nghe chuyên gia giới thiệu các khái niệm xâm hại tình dục,
Các học viên nghe chuyên gia giới thiệu những khái niệm về xâm hại tình dục, bạo lực và bóc lột trẻ em.

Các cán bộ và học sinh đã được nghe chuyên gia chia sẻ khái niệm về xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em, bóc lột trẻ em; các dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục, bạo lực và bóc lột lao động; thủ đoạn phổ biến của kẻ xâm hại tình dục trẻ em; hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em. Đồng thời, các học viên cũng được thực hành kỹ năng nhận diện nguy cơ, phòng tránh xâm hại tình dục…

Cũng tại Hội nghị này, các em học sinh còn được tham gia trò chơi “Em tập làm đại biểu Quốc hội” với hình thức sân khấu hóa cuộc họp Quốc hội do chính các em nhập vai Chủ tịch Quốc hội và đại diện 7 ngành (Giáo dục – Đào tạo, Tài nguyên – Môi trường, Khoa học – Công nghệ; Thông tin – Truyền thông; Y tế; Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Lao động – Thương binh và Xã hội) cùng đặt vấn đề và thảo luận những vấn đề liên quan đến trẻ em.

Theo thống kê của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2018 cả nước phát hiện 1.547 vụ việc xâm hại 1.579 trẻ em. Trong đó xâm hại tình dục là 1.269 vụ việc, với 1.141 nạn nhân, chiếm 82% số vụ xâm hại trẻ em nói chung.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.