Multimedia Đọc Báo in

Ngày chủ nhật ý nghĩa của học sinh vùng sâu

18:42, 20/10/2019
Ngày 20-10, Ban Quản lý Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột đã tổ chức Chương trình Thư viện về buôn tại Trường Tiểu học Lê Đình Chinh - một trường ở địa bàn vùng sâu xã Cư Amung, huyện Ea H’leo.
 
Tại đây, Ban tổ chức đã trao tặng cho nhà trường công trình thư viện với 600 đầu sách, truyện và hệ thống kệ sách, đồ chơi, quạt. Nguồn sách này có được nhờ sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức và thu được từ hoạt động đổi sách, truyện cũ lấy bơ, rau sạch, sen đá trong chương trình Phiên chợ xanh tử tế do Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức.
 
Đông đảo các em học sinh tham gia chương trình
Đông đảo các em học sinh tham gia chương trình
 
Bên cạnh đó, các câu lạc bộ, đội nhóm từ thiện, tình nguyện viên phối hợp với Liên đội nhà trường tổ chức Ngày hội trải nghiệm với nhiều hoạt động như: học nặn tò he, tái chế chai nhựa để trồng sen đá, các trò chơi vận động như kéo co, đẩy gậy, làm chiến sĩ đặc công….
 
Chương trình nhằm tạo cầu nối để lan toả văn hoá đọc theo cách thức thực tế, gần gũi, góp phần lan tỏa tình yêu sách và ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
 
Một số hình ảnh về chương trình ý nghĩa này:
 
Tình nguyện viên hướng dẫn các em học sinh tái chế chai nhựa
Tình nguyện viên hướng dẫn các em học sinh tái chế chai nhựa

 

Trò chơi kẹp bóng di chuyển
Các em học sinh tham gia trò chơi kẹp bóng di chuyển

 

Eam tập làm chiến sĩ đặc công
Em tập làm chiến sĩ đặc công

 

Các em học sinh đọc sách tại thư viện di động giữa sân trường
Các em học sinh đọc sách tại thư viện di động giữa sân trường

 

Một em học sinh với lời cảm ơn gửi mẹ nhân Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20-10 trong trò chơi chủ đề cảm ơn
Một em học sinh với lời cảm ơn gửi mẹ nhân Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20-10 trong trò chơi chủ đề cảm ơn
 
Minh Thông

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.